hành trình Đà Nẵng tham quan Bảo tàng Đồng Đình đây đã và đang trở thành một địa chỉ văn hóa độc đáo cho khách thăm quan, nơi tái hiện sinh động những giá trị cổ xưa với sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật.
trải nghiệm Đà Nẵng tham quan Bảo tàng Đồng Đình đây đã và đang trở thành một địa chỉ văn hóa độc đáo cho khách thăm quan, nơi tái hiện sinh động những giá trị cổ xưa với sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật.
Đến với bảo tàng Đồng Đình sẽ gợi lên cho Lữ khách
một không gian kiến trúc vừa có chiều sâu văn hoá, vừa đượm chất cổ kính, nghệ thuật, lại phảng phất hơi thở của thiên nhiên khoáng đạt. Được biết “ đồng đình” là tên loại cây họ cau ( caryota mitislour ) mọc phổ biến ở rừng cấm quốc gia Sơn Trà. Loài cây này mọc tự nhiên và được trồng thêm xung quanh khu vực bảo tàng như một điểm nhấn cho cảnh quan sinh thái chung, có lẽ vì thế nó được lấy làm tên cho bảo tàng , thể hiện đặc trưng riêng của thiên nhiên nơi đây.
Nằm khép mình dưới những tán cây xanh mướt, bảo tàng hiện ra như một khu nhà vườn trung du truyền thống xứ Quảng. Xung quanh các loại cây tạp được cải tạo để trồng thêm cây bản địa và cỏ tóc tiên tạo thành một lớp thảm xanh chủ đạo mang đến không gian xanh mát, yên tĩnh. Bên cạnh đó, có 3 hồ nước nhỏ dùng để nuôi cá, kết hợp với âm thanh róc rách tự nhiên của dòng suối Bụt đã tạo hiệu ứng sơn thuỷ hài hoà cho không gian ở đây.
Không gian trưng bày ở đây gồm bốn khu chính: Khu trưng bày cổ vật, khu trưng bày tác phẩm mỹ thuật, nhà ký ức làng chài, nhà trưng bày dân tộc học. Mỗi khu có những nét đặc trưng riêng mang đến những nét ấn tượng sâu sắc cho khách thăm quan khi đến đây.
Khu trưng bày cổ vật gồm hai ngôi nhà rường cổ theo phong cách của thợ Kim Bồng, với một không gian hết sức cổ kính. Hai ngôi nhà này trưng bày bộ sưu tập gốm cổ theo các chuyên đề, như: bộ sưu tập văn hoá Sa Huỳnh với một số tiêu bản quý như khuyên tai hình lá liễu (đá) và vòng đeo chân (đá) lần đầu tiên được thấy ở Việt Nam, bộ sưu tập gốm Chămpa, gốm thời cổ đại được tìm thấy trong lòng đất kinh thành Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hiện là mối quan tâm của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước, gốm Gò Sành (Bình Định), bộ sưu tập gốm sứ mậu dịch.
Bên cạnh đó, còn có bộ sưu tập gốm Đại Việt là bộ sưu tập khá đa dạng về chủng loại và niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến nửa đầu thế kỷ 20. Không gian nguồn gốc của bộ sưu tập gần như kéo dài từ bắc chí nam. Trong đó, số nhiều là gốm các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Lê-Mạc và triều Nguyễn. Các hiện vật nói lên sự phồn thịnh về gốm sứ của tiền nhân.
Các bộ sưu tập cổ vật trên được chọn lọc để trưng bày những hiện vật tiêu biểu đã được Hội đồng giám định (gồm các chuyên gia cổ vật ở Trung ương và địa phương) lập phiếu xác nhận.
Một nét độc đáo khác của bảo tàng được các chuyên gia kiến trúc và môi trường đánh giá cao đó là ngôi nhà kiến trúc hiện đại theo phong cách nhà vườn đồi, có nền cao thấp khác nhau dựa vào địa thế nguyên thuỷ của khu đất.
Một ngôi nhà kiến trúc hiện đại vận dụng không gian sinh thái rừng được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Công trình kiến trúc độc đáo này đã được các nhà sinh thái học, các kiến trúc sư trong và ngoài nước có dịp đến thăm đánh giá cao khả năng biểu cảm của nó. Ba phòng trong ngôi nhà có nền cao thấp khác nhau tuỳ theo địa thế của khu đất, và đặt biệt là cho những tảng đá lớn thâm nhập vào bên trong nội thất như một sự tham dự của chính thiên nhiên và ngôi nhà. Đây là công trình dùng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Trước mắt là sưu tập tranh của hai hoạ sĩ Đinh Ý Nhi và Đặng Việt Triều.
Tranh Đinh Ý Nhi (Hà Nội) chỉ thuần nhất là tranh bột màu đen trắng, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời sáng tạo của chị, làm nên tên tuổi chị như một trong những họa sĩ hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tranh màu kết hợp với mặt nạ của hoạ sĩ Đặng Việt Triều (TP HCM) là một thể nghiệm khá thành công giữa hội họa và điêu khắc. Bộ tranh cho thấy một cái nhìn mới về đề tài chiến tranh và môi trường, tạo ấn tượng mạnh đối với người xem.
Ngoài 2 gian nhà rường, nơi đây còn lưu trữ những văn hoá cổ xưa với những bức tranh làng chài đến những hình ảnh người Chăm xưa, được chụp vào những năm 1908-1910 tại một ngôi nhà đặc biệt mang tên “Ký ức làng chài”. Các hiện vật này rất đáng được chú ý bởi lẽ ngoài chất khám phá, nó còn làm tôn lên một cách hài hoà với không gian rừng chung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Một điểm nhấn khác để thay đổi “khẩu vị" của người xem là bộ sưu tập dân tộc học được sưu tầm từ các buôn làng dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trưng bày xen kẽ vào các công trình chức năng khác, tạo hiệu ứng tương thích với cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Bộ sưu tập này là kết quả của những năm tháng mà NTƯT Đoàn Huy Giao đã lang thang làm phim tài liệu trên những vùng sơn nguyên bao la, dọc những buôn làng của Tây Nguyên rộng lớn.
Mục đích của Bảo tàng Đồng Đình không đặt trọng tâm thu lợi nhuận như một cơ sở kinh doanh thông thường, mà chủ yếu là tạo thêm một địa chỉ văn hoá khiêm tốn, góp phần nhỏ vào diện mạo văn hoá chung của thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng vừa là nơi trưng bày các sưu tập về văn hoá nghệ thuật, vừa là nơi tổ chức các sự kiện nhỏ như trại sáng tác mỹ thuật và luân phiên trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả trong và ngoài nước.
Vậy có thể nói, Bảo tàng Đồng Đình vừa là cơ sở góp phần vào sự phong phú thêm cho các sản phẩm văn hoá chương trình
của thành phố, vừa là điểm giao lưu, tổ chức các sự kiện nhỏ giữa các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập, các nghệ sĩ và là nơi hứa hẹn một không gian đặc sắc cho những người yêu văn hóa nghệ thuật.
Nguồn tin: Baodanang.vn