==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng 2019 sẽ được tổ chức ngày 24/03 dương lịch tại Khuôn viên chùa Quán Thế Âm, Quận Ngũ Hành Sơn. Trước thềm lễ hội, hãy cùng Vietsensetravel tìm hiểu về lễ hội này nhé.

“Tất tần tật” về Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng (Ngũ Hành Sơn) - Ảnh 1

Lễ hội Quan Thế Âm

Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức thường niên tại khu nghỉ dưỡng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội có xuất xứ từ một lễ vía thuần túy tôn giáo của đồng bào theo đạo Phật. Đó là Lễ vía Đức Phật Quan Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hằng năm.

Lễ hội Quan Thế Âm - Ảnh 1

Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức tại khu thăm quan Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Đây là lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật để cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Lễ hội Quan Thế Âm - Ảnh 2

Lễ hội Quan Thế Âm được khởi xướng từ năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội này được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, đây là nơi đã phát hiện ra một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Sau một thời gian dài vắng bóng vì một số lý do, năm 1991, Lễ hội mới được khôi phục trở lại và bắt đầu một lần nữa thu hút khách tham gia và các Chương trình Đà Nẵng tới thăm.

Lễ hội Quan Thế Âm - Ảnh 3

Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Phần lễ bao gồm

  • Lễ rước ánh sáng: vào tối ngày 18; gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, đó là ánh sáng của trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức mới trong sáng (theo quan niệm phật giáo).
  • Lễ khai kinh: tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.

Phần lễ bao gồm - Ảnh 1

  • Lễ trai đàn chẩn tế: vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh
  • Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan Thế Âm và dân tộc: vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quan Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc thái bình, an khang.

Phần lễ bao gồm - Ảnh 2

  • Lễ rước tượng Quan Thế Âm: vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an.

Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18

Phần hội

Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

Phần hội

Lễ hội Quán Thế Âm đã góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, là một trong những điểm đặc biệt thu hút khách thăm quan ghé thăm.

“Tất tần tật” về Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng (Ngũ Hành Sơn)

“Tất tần tật” về Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng (Ngũ Hành Sơn)
64 6 70 134 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==