Làng chài Nam Ô nơi cửa sông Cu Đê – Đà Nẵng, ngôi làng biển chuyên nghề chài lưới cuối cùng này cũng sẽ cùng chung số phận, trong cơn lốc xây dựng làng chài sẽ dần bị lãng trôi.
Làng chài Nam Ô nơi cửa sông Cu Đê – Đà Nẵng, ngôi làng biển chuyên nghề chài lưới cuối cùng này cũng sẽ cùng chung số phận, trong cơn lốc xây dựng làng chài sẽ dần bị lãng trôi.
Biển của hồn cốt văn hóa, lịch sử và tâm linh cha ông đã mất trong cơn lốc xâm lấn của resort, khách sạn, cao ốc… Mai sau, nhớ về biển, người làng Nam Ô còn chút gì để giữ, nơi mà 700 năm qua tổ tiên không chỉ của người Kinh, mà của cả người Chăm đã sống và đã chết ở nơi này. Con cháu sau này chắc cũng chỉ biết lần mò tìm giữ chút di vật biển trong nỗi day dứt hoài niệm.
Hơn 700 năm, người làng Nam Ô vốn sống trên doi đất cửa sông Cu Đê ngay bờ biển, cạnh ghềnh đá và khu rừng cấm với vô vàn huyền bí. Đi dọc Nam Ô, như hàng chục lần trước vẫn đi vào làng biển này mỗi bình minh để nhìn nhịp sống mỗi sáng bên bờ nước, những chài lưới về từ tinh sương mang vị mặn của biển, mang cá tôm đầy lòng thuyền, mang nụ cười trên khuôn mặt rắn rỏi nắng gió của ngư dân, mang cả tiếng cười bi bô của trẻ thơ bên mép nước, của những bà những mẹ ngóng chồng về...
Nam Ô dẫu chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ của những ngôi làng biển trên khắp dải đất hình chữ S này. Nhưng nơi đó không chỉ là làng biển, ở đó có đền miếu linh thiêng của người Chăm, có những ngôi chùa và di tích, có những linh hồn tiên tổ mấy trăm năm qua ngự trị. Ở đó không chỉ đơn thuần tên của một làng mà còn chứa đựng một đời sống tinh thần, tâm linh với dinh Âm hồn, lăng Cá Ông, miếu Bà Liễu Hạnh… những chiếc giếng vuông, nhiều hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Champa khai quật từ làng biển này.
Nam Ô là hồn cốt còn lại của người làng biển. Nơi mà mỗi mùa cá cơm than, hàng trăm hộ dân lại tất bật đi biển, tất bật với nghề làm mắm cho hương vị mặn mòi của biển nổi tiếng khắp năm châu. Ở đó, những con ngõ chỉ vừa một gánh cá đi qua mỗi sáng nhưng người dân sống êm đềm chan hòa. Ở đó, những người đàn ông truyền lại cho lớp hậu sinh kỹ thuật đan vá lưới, con mắt nhìn bắt lấy luồng cá, lớp người phụ nữ trước truyền cho lớp sau vị mặn lẫn độ lắng của chum mắm, của cách dạy con bước chân đầu tiên dẫm xuống nền cát mịn chờ cha chờ ông đi biển trở về.
Đi khắp làng Nam Ô, đâu đâu cũng thấy sự âu lo và những ánh mắt tiếc nuối. Nhiều ngôi nhà giờ chỉ còn là đống gạch vụn, lối xuống biển mấy ngày qua bị chặn lại bởi hàng rào dây thép, và nếu như không có sự chỉ đạo kịp thời của Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa phải cấp tốc mở lối cho dân đi xuống biển và rà soát lại dự án, có lẽ không chỉ người Nam Ô mà người nơi khác đến chẳng còn đường xuống biển, chẳng còn lối ra ghềnh đá đẹp bậc nhất đà nẵng, chẳng còn thấy bình minh trên biển nữa.
Cơn lốc đầu tư hành trình resort của một tập đoàn đang được xây dựng, sau này sẽ xóa sổ hoàn toàn làng Nam Ô. Người Nam Ô thất thần. Di tích, đền miếu, cảnh quan, kể cả rừng cấm mà người Nam Ô đã giữ gìn buồn ngơ ngác đứng trơ trọi giữa sóng và gió biển đang thổi ầm ào. Di tích mà chẳng có người, đền miếu không còn hương khói, rừng cấm chơ vơ… liệu còn gì cho những nỗi đau đáu của người dân làng biển này? Khi mà không còn dân ở đó, phong tục tập quán nghìn đời, những lễ cúng, lễ cầu ngư, lễ tổ nghề biển cũng chẳng còn. Mất đất, mất biển là mất tất cả hồn cốt văn hóa ở lẽ đó.
Cố vớt vát những chuyến biển cuối cùng, bởi mai này khi khu resort hoàn thành, chẳng còn biển mà dong thuyền mỗi sáng sớm nữa. Tay lưới sẽ phai màu tanh của cá, mái chèo và con thuyền sẽ nhạt vị biển vì không còn xuống nước, những đôi bàn chân sạn chai và những cánh tay săn chắc của các lão ngư cũng sẽ thôi màu rám nắng. Buồn lắm chứ! Một lão ngư trầm ngâm bảo: “Cứ ra biển, dong thuyền và tồn tại đến khi mô thì chưa biết. Ngồi nhà, nhớ biển lắm!”. Một đời với biển vốn đã long đong. Giờ già “thoát biển” lại long đong vì nhớ.
Lớp trẻ thì sao? Họ không còn mấy người theo nghề biển, nên không biết cái nhao nhác của bà con làng biển trước cơn đổi thay định mệnh của làng. Với họ, vẫn mong làng thành phố, họ sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn. Người buôn bán, người chạy xe, người làm nghề không còn dính dáng gì tới biển. Chỉ có lớp người già, những người trung niên vốn gắn với biển bao năm mới thấy tiếc nuối. Mặn cũng từ biển, ngọt cũng từ biển. Tất cả đều nhờ con thuyền ra khơi, hoặc len lỏi đến những ghềnh đá. Quy hoạch trải nghiệm, không còn chỗ đậu thuyền, không còn đường lên lối xuống. Rời biển, lớp già hay sắp già sẽ làm gì để sống? Họ chưa rõ sẽ làm gì và làm được gì khi không còn bến để xuống biển. Cái kết thế nào? Có hậu hay không của làng biển Nam Ô chẳng ai biết trước được.
Đứng nhìn hàng rào ngăn người với biển mà đau. Hàng rào rồi sẽ đóng lại ký ức của những người Nam Ô một thời với biển. Cái cách mà Nam Ô chết cũng giống hệt với cái cách mà những làng chài cổ của Đà Nẵng đã chết vì cơn lốc chương trình
. Có thể kể ra hàng loạt như Thanh Khê, Nại Hiên Đông, Mân Quang, Tân Thái, Tân Trà, An Đồn… giữa những cao ốc, khách sạn, khu nghỉ dưỡng mọc lên như nấm. “Cơn lốc” đầu tư hành trình resort của một tập đoàn đã và sẽ xóa sổ hoàn toàn làng Nam Ô. Chiều trên làng Nam Ô, buồn thương và nhớ tiếc. Mai này, liệu có còn gì nữa cho Nam Ô?
Cố vớt vát những chuyến biển cuối cùng, bởi mai này khi khu resort hoàn thành, chẳng còn biển mà dong thuyền mỗi sáng sớm nữa. Tay lưới sẽ phai màu tanh của cá, mái chèo và con thuyền sẽ nhạt vị biển vì không còn xuống nước, những đôi bàn chân sạn chai và những cánh tay săn chắc của các lão ngư cũng sẽ thôi màu rám nắng đượm buồn.
Nguồn tin: baovanhoa.vn