Đà Nẵng, thành phố của những cây cầu, thành phố xanh – sạch – đẹp hấp dẫn khách thăm quan bởi nhiều địa điểm thăm quan và ẩm thực đặc sắc, ngon khó cưỡng. Sau đây là một số món ăn ngon khó cưỡng khi Chương trình Đà Nẵng
Bê Thui Cầu Mống
trải nghiệm Đà Nẵng quý khách có dịp thưởng thức Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Vùng đất này là một ngôi làng nhỏ nằm trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam- Đà Nẵng ngày xưa). Tại đây có rất nhiều hàng quán phục vụ món bê thui chất lượng, hương vị đậm đà bản sắc xứ Quảng mà không nơi nào sánh được. Và tôi xin cam đoan rằng, bê thui Cầu Mống thì chỉ có ăn ở Cầu Mống là mới là thứ thiệt, số dách.
Theo một lão làng trong nghề thui bê cầu Mống, thì con bê để thui được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão, tầm khoảng 30-35 kg. Sau khi cắt tiết bê, lấy lòng ra khỏi bê thì dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó. Cuối cùng gác bê ngang qua ngọn lửa than đang đỏ để thui bê. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Trước hết, dù được thui bằng rơm rạ hay than củi đi nữa, nhưng miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Không đạt được một trong các yếu tố trên thì không phải là loại bê thui ngon.
Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống khách thăm quan sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.
Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.
Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế đặc trưng của vùng đất Hội An, rau tía tô thơm ngát, xà lách, cải non kết hợp với khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đậm đà mà da diết.
Hơn thế nữa, tại đây còn phục vụ các món ăn đặc trung khác nữa như thịt ba chỉ, thịt mông, thịt bắp, da… tùy theo nhu cầu và khẩu vị. Bên cạnh đó, người ta còn bán thêm nhiều những món khác từ thịt bê như xáo là lọa cháo được nấu từ xương bê thui ăn kèm với thịt bê rất ngon, hay như gân, xương, bún tái…
Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm nêm pha ớt tỏi, cắn một ngoạm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm thì mới hiểu hết được tại sao Lữ khách đến đây, ít nhất phải thưởng thức món bê thui Cầu Mống một lần.
Một trong những đặc sản Đà Nẵng xếp ngang hàng với mì Quảng, “bê thui Cầu Mống” là món ăn không thể không kể đến trên chặng đường ẩm thực của khách thăm quan.
Món Tôm Biển
thưởng thức món tôm biển, Ngoài mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng và bò tái Cầu Mống là những đặc sản dân dã mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua, Đà Nẵng còn được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài tuyệt đẹp và những sản vật mà biển mang lại cho cho vùng đất này đã làm nên những món ngon Đà Nẵng. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô... đã được những bàn tay khéo léo của người dân miệt biển chế biến thành những đặc sản.
Món ăn biển nơi đây có rất nhiều, hầu như không thiếu món gì từ lẩu sống, tôm nướng, tôm xóc tỏi, cua hấp, cua rang me, bào ngư nướng, ghẹ hấp đến những món quý hiếm như tôm hùm sống, hải sâm... Giá cả thì nhà hàng quy mô càng lớn, phục vụ càng chu đáo thì giá càng cao.
Đặc biệt là các món chế biến từ “tôm biển” được ưa chuộng hơn cả bởi sự hấp dẫn của hương vị thịt tôm tự nhiên và sự bổ dưỡng mà món ăn mang đến cho người thưởng thức. Tôm ở đây có đủ các thể loại: nhỏ có, to có, tôm bạc, tôm rằn, tôm hùm…xứng tầm là món ngon Đà Nẵng.
Các món tôm biển Đà Nẵng ở đây với từng thớ thịt săn chắc, giòn ngọt, đều giữ được hương vị đặc trưng của biển Đà Nẵng một cách nguyên vẹn nhất. Bên cạnh đó rất đa dạng và phong phú về cách chế biến.
khách thăm quan sẽ được thưởng thức vị ngọt đầm đà của tôm và hương thơm lừng của tỏi trong món “tôm hấp tỏi” hay vị thơm nồng giòn, mặn của món “tôm đất rang muối”, hoặc thưởng thức vị chua cay, nóng hổi của món “lẫu tôm”. Giờ đây món đặc sản tôm bình dân đã trở thành đặc sản Đà Nẵng mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.
Món Ghẹ Rang Me
Ghẹ có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn nổi tiếng khác nhau như ghẹ hấp, ghẹ nướng, thịt ghẹ xào súp lơ… Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn món ăn đặc sản Đà Nẵng, món ghẹ rang me.
Hãy nhớ là mua ghẹ còn tươi, lựa ghẹ chắc, có gạch càng ngon. Ghẹ mua về làm sạch, tách đôi phần mình ghẹ với mai ghẹ, để riêng cho ráo nước.M e ngâm với một ít nước sôi, lọc bỏ hạt, cho thêm ít đường và hạt nêm. Pha 1/2 muỗng cà phê bột năng với nước lạnh quậy tan bột. Phi tỏi thật thơm, cho ghẹ vào đảo đều cho đến khi ghẹ gần chín. Tiếp tục cho nước me và nước bột năng vào, đun nhỏ lửa cho đến khi gia vị thấm đều vào ghẹ, nước me cạn bớt và sánh lại. Nên cho nhiều đường một chút kết hợp với nước bột năng sẽ giúp hỗn hợp sánh lại, có vị ngọt rất ngon.
Một đĩa ghẹ màu vàng cam, dưới một lớp nước sốt me đặc quánh và lớp vỏ còn tươi bóng, thịt ghẹ trắng phau lại có vị tươi ngọt khiến không ít người phải “đau dạ dày” với món ăn Đà Nẵng giàu hương vị biển khơi này.
Món Bánh Cuốn Tráng Thịt Heo
Bánh tráng cuốn thịt heo có thể để lại những ấn tượng khó quên cho thực khách. Bí quyết chính của món là đĩa thịt heo, loại hai đầu da được chọn từ phần ngon nhất của con heo. Muốn chọn được thịt ngon như vậy, phải chọn heo nặng từ 50 - 70 kg và lấy khoảng 5 kg thịt mông. Thịt heo này được hấp để giữ vị thơm ngon, ngọt sắc đậm của thịt, khi miếng thịt cắt ra có mỡ trong là đạt tiêu chuẩn.
Đây là món ăn mà thực khách tự cuốn lấy cho mình những chiếc nem (theo cách gọi của người miền Bắc) hay gỏi cuốn (theo cách gọi của người miền Nam) với thành phần chủ yếu là thịt heo luộc và các thức gia giảm tuỳ ý như rau sống với hơn 10 loại rau, bánh đa (bánh tráng) chấm với nước mắm nêm thật cay.
Với món ăn này, rau là một thực phẩm không thể thiếu được. Khác với bánh tráng phơi sương Trảng Bàng với mùi vị rau rừng chan chát, bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng tận dụng những loại rau vườn, phổ biến mang hương vị tươi mát.
Rau ăn kèm không cầu kỳ, khó kiếm nhưng cái khó là chọn được rau tươi và non để khi ăn kèm với thịt heo vẫn giữ nguyên được hương vị. Với từng cuốn bánh, thực khách có thể cảm nhận được sự tươi mát của xà lách, vị thơm nồng của rau quế, rau thơm, diếp cá, vị chát nhẹ của chuối trái xắt lát mỏng cùng với vị là lạ của tía tô…
Hầu hết những thực khách nước ngoài khi thưởng thức món này đều có chung cảm nhận: “Một món ăn hội tụ trên 10 loại rau đã làm chúng tôi ngỡ ngàng, tưởng chừng sẽ khó hợp khẩu vị, nhưng không, những loại rau nhiệt đới này tạo nên vị giác rất hay, rất lạ và theo chúng tôi là rất tốt cho sức khỏe”.
Mắm nêm là thức chấm duy nhất của món bánh tráng cuốn thịt heo, nếu thay bằng thức chấm khác sẽ làm mất đi hương vị và nét đặc trưng của món ăn này. Mắm nêm phải do chính đầu bếp làm lấy mới tạo ấn tượng cho khách thăm quan. Nếu như thịt heo và rau có vị ngọt sắc và tươi mát thì mắm đem đến vị đậm đà hương vị của cá biển, vị cay nồng của ớt, gừng khiến người dùng không khỏi xuýt xoa.
Tay cầm chiếc bánh tráng, nhẹ nhàng xếp gọn miếng thịt heo lên trên những loại rau được cuộn tròn, chấm vào chén mắm nêm, để rồi khi cắn vào chiếc bánh, cái dai dai của bánh tráng lề, vị mềm mại của miếng mì ướt thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau, cay nồng của mắm nêm sẽ giúp bạn nhận ra rằng dù trong thời đại nào ẩm thực vẫn là nét văn hóa độc tôn của vùng miền. Nếu thưởng thức món ăn này qua lời tả của tôi chắc rằng bạn vẫn chưa cảm nhận được hết hương vị của nó. Vì vậy, hãy đánh dấu món ăn này vào sổ tay nhớ đển thưởng thức khi đến với trải nghiệm trải nghiệm Đà Nẵng giá rẻ.
Mực Cơm Chiên Giòn
Mực cơm ở Đà Nẵng có màu tím hồng, mình tròn lẳn bằng khoảng ngón tay cái, tách ra trong ruột có phần cơm màu trắng, chính thành phần này làm tăng thêm hương vị riêng độc đáo của mực cơm. Bạn sẽ tò mò không hiểu tại sao trong ruột mực lại có phần cơm màu trắng như vậy?
Đó chình là trứng mực vào mùa sinh sản, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Mùa mực cơm ở Đà Nẵng thường vào tháng 6 đến tháng 9..
Hải sản Đà Nẵng cực kì đa dạng và phong phú… Bất kể đâu khách thăm quan cũng có thể được thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản. Đặc biệt phải kể đến món mực cơm chiên giòn, món ăn Đà Nẵng rất đặc sắc.
Vào nhà hàng, gọi ngay một đĩa cơm chiên giòn, một lát sau bạn sẽ được thưởng thức món ngon Đà Nẵng hảo hạng này. Mùi hương thơm lừng lan tỏa, vị tươi ngọt của thịt mực kết hợp với bột chiên, bạn sẽ có cảm giác hòa quyện giữa sự mềm mại và giòn tan vô cùng thú vị. Đặc biệt món này dùng nóng kèm với tương ớt và và một ít rau quả như cà chua, dưa leo tạo thêm vị tươi mát của món ăn.
Món Bún Chả Cá
Bún chả cá Là món ăn đặc trưng của miền Trung nhưng hình như không nơi đâu bún chả cá ngon bằng ở Đà Nẵng. Một lí do quan trọng để bún chả cá phổ biến ở miền trung là vì nơi đây giáp biển, quanh năm luôn có những loại cá ngon để làm chả như: cá thu, cá thác lác, cá chuồn, cá mối, cá nhồng...
Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quếch nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và quếch cho đến khi nào thịt cá dẻo và tỏa mùi thơm. Sau khi được tạc thành từng miếng lớn, chả có thể đem đi hấp hơi để tạo thành loại “chả hấp” hoặc đem chiên vàng trong dầu nóng, mà người Đà Nẵng gọi là “chả chiên”.
Tiếp đến là nước súp chan vào tô bún, là loại nước được hầm từ xương cá, có thể thêm xương heo hoặc xương bò. Đặc biệt nồi nước súp này luôn luôn có thêm những loại rau củ như cà chua, thơm, su bắp, bí đỏ và măng tươi để tăng thêm vị thanh ngọt và đậm đà cho món bún chả cá.
Bún ở Đà Nẵng được chế biến từ bột gạo, sợi bún nhỏ, có màu trắng đục và mềm mại vì không pha thêm bột sắn vào. Mặc khác ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá là chủ đạo của tô bún thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm cá. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa cá trong năm tại Đà Nẵng
Lấy tên món ăn làm thương hiệu, quán “bún chả cá” đã được rất nhiều khách địa phương tại Đà Nẵng cũng như các khách thăm quan trong và ngoài nước thường xuyên lui tới để thưởng thức loại bún đặc biệt này.
Bún chả cá được gọi là ngon trước hết khi ta ăn vào không có mùi tanh của cá, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước dùng khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…
Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm. Tô bún chả cá bốc khói nghi ngút, được điểm xuyến vài cộng ngò rí xanh rờn trên mặt nước màu đỏ trông rất duyên dáng. Xen lẫn đó là những lát chả cá chiên hoặc hấp cắt theo hình con thoi bắt mắt. Nếu bạn cảm thấy nhạc miệng có thể cho vào một ít mắm ruốt sẽ tạo nên mùi vị đậm đà và đặc trưng. Đặc biệt không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giả và hành hương ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng.
Món Bún Mắm
Bún mắm gồm 2 thành phần chính đó là bún và mắm. Cũng giống như Mì Quảng, bún mắm được ăn kèm với rau sống tươi, nhưng không cầu kì như của mì Quảng, rau của bún mắm chỉ cần có xà lách, một ít rau húng và sợi đu đủ non bào mỏng.
Trải dọc hình chữ S cong cong của Việt Nam, đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp một điểm chung đó là “mắm”. Loại nước chấm đã trở nên thân thuộc với mọi người dân đất Việt. Tuy nhiên mắm cũng có nhiều loại, mỗi vùng miền có một loại mắm đặc trưng khác nhau. Nào là mắm tôm, mắm tép, mắm ruốt ở Huế, mắm nêm ở Quảng Nam, mắm cá cơm, mắm nhỉ ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc…Trong đó, đặc biệt và ấn tượng hơn cả là mắm nêm (còn gọi là mắm cái) của người dân xứ Quảng.
món bún mắm nêm đã trở nên vô cùng thân thuộc đối với người dân Đà Nẵng. Nó là món ăn đặc sản bình dân mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu trên địa bàn thành phố.
Rau sống xếp ở dưới, tiếp theo là bún, rồi đến thịt heo quay hoặc thịt heo luộc hoặc chả và nem hoặc tai mui heo luộc tùy vào sở thích của mỗi người. Kèm theo đó là một ít mít non luộc chín trộn đều với rau răm thái mỏng rắt lên trên cùng với đậu phụng rang vàng và có thể ăn kèm với tương ớt đỏ hoặc ớt trái tươi.
Và tất nhiên thành phần không thể thiếu đó là mắm nêm. Mắm nêm được làm từ cá cơm rửa sạch bởi nước biển, ướp với muối theo công thức lưu truyền rồi bỏ vào hủ đậy kín lại. Sau từ 7 đến 9 ngày tùy theo thời tiết và nhiệt độ, mắm sẽ chín. Khi đó mắm sẽ có mùi thơm ngào ngạt đặc trưng, lan tỏa khắp vùng, quyến rũ mọi khứu giác của thực khách. Nhưng để mắm được ngon và vừa miệng hơn, các bà nội trợ thường chế biến lại bằng cách thêm vào mắm ít gia vị như đường, nước trái thơm…
Nhìn vào tô bún mắm nêm với đầy đủ các màu sắc hấp dẫn từ đậu phụng, mít non, thịt quay kết hợt với mùi thơm quyến rũ của mắm nêm, chắc hẳn không thực khách nào có thể cưỡng lại được. Và tất cả những ai đến thăm Đà Nẵng, đã từng được thưởng thức bún mắm nêm một lần thì chắc chắn rằng sẽ không thể nào quên được hương vị đậm đà của nó và sẽ ghé lại vào .
Món Mít Trộn
hành trình Đà Nẵng thưởng thức món mít trộn, Khách đến chơi nhà, không cần phải 'cao lương mỹ vị', ra vườn hái trái mít non vừa tầm (cỡ bắp vế người lớn), chọn trái đều đặn, không sâu, như vậy sẽ ít xơ, ngọt và bùi hơn. Sau khi cắt bỏ phần có cuống khoảng 5 phân, dùng một cây nhọn (nhỏ hơn cán liềm) một đầu đóng vào phần lõi vừa cắt của trái mít, nhằm dễ gọt vỏ. Một tay nắm cọc đã đóng, tay kia gọt vỏ. Sau đó cắt dọc từng miếng nhỏ dày cỡ 3cm, rửa sạch mủ, lạng bỏ cùi mít và bỏ vào nồi nước sôi. Nếu dùng 'xắt phay' thì xắt lớn, trộn sơ với vài cọng rau thơm như rau húng, rau quế… chấm mắm tôm, mắm nêm… tỏi, ớt ăn thật ngon và bùi. Nếu để trộn thì xắt nhỏ.
Xứ Quảng có câu hát dân gian: 'Ai lên nhắn với nậu nguồn / Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên…'. Đúng vậy, mít non mà kho với cá chuồn ăn phải hết chén này đến tô kia. Còn món mít trộn, xúc bánh tráng thì 'tuyệt chiêu' hơn nữa...
Ở nhà quê, có thể lấy một lon tép khô, rửa sạch, để ráo. Khử dầu phụng (thứ thiệt) bỏ vào vài tép tỏi đập giập, khi dầu đã bốc mùi thơm, bỏ tép vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị… sau đó đổ mít trộn đã xắt nhỏ vào soong đảo nhiều lần cho đều; rải đậu phụng rang, giả dập, rau thơm lên. Dùng bánh tráng nướng vàng ươm xúc, nhai thơm rôm rốp, đậm hương vị nhà quê.
Ngoài ra, ở xứ biển, người ta còn bán hoặc chế biến món mít trộn với sứa, món dân dã nhưng hấp dẫn khó có gì sánh bằng. Dù xa quê, nhưng khi liên tưởng món mít non trộn sứa, thịt heo ba chỉ, tôm... hoặc mít non kho với cá chuồn, thơm lừng cũng râm ran… trong miệng.
Món Gỏi Cá Nam Ô
Gỏi cá Nam Ô có đến hai loại gồm gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Cách chế biến của hai “thể loại” này đều có nét tương đồng, chỉ khác một chút ở công đoạn cuối. Bắt tay vào làm món gỏi, người làm thường đặt cá trích còn sống nhảy lên thớt, cắt bỏ đầu, đuôi, xương của cá, chỉ lọc lấy thịt cá. Rửa sạch cá, sơ chế, sau đó ép nhẹ cá, lấy nước nhĩ ra từ những miếng cá tươi nguyên, để vào trong chén chuẩn bị cho công đoạn chế biến nước dùng.
Gỏi cá Nam Ô hoàn toàn được chế biến bằng cá sống. Thoạt nghe, bạn đừng cảm thấy sợ, bởi gỏi cá ở đây, không giống những món gỏi cá sống thường thấy. Gỏi dễ ăn và có sự kết hợp giữa các loại rau, nước chấm vô cùng hợp lý, hài hòa. Chỉ cần gắp một miếng gỏi cá Nam Ô, cuốn chung với các loại rau rừng tươi ngon, chấm vào chén nước chấm đặc quánh được chế biến dành riêng cho món gỏi, bạn sẽ thấy rất nhiều hương vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, ngon đến vô cùng. Bạn phải làm thêm một cuốn, một cuốn nữa, cho đến no mà không có cảm giác ngấy.
Nước cá được ép ra sẽ chế biến thành nước dùng, với công đoạn khá bài bản: bỏ lên nồi, đun sôi, nêm với vài loại gia vị như bột ngọt, ớt bột, đặc biệt không thể thiếu chút nước mắm Nam Ô nguyên chất. Khi sôi lên, bỏ một chút bột năng pha nước loãng vào cho nước chấm sệt lại. Múc ra chén phục vụ khách, người ta sẽ rắc lên một ít mè rang đã giã nhuyễn, một chút hành phi. Nước chấm pha xong, sẽ có mùi thơm rất dịu nhẹ, khi nêm vào, nghe hương vị nồng nàn: the the của ớt, ngọt thanh của nước cá, béo béo của mè, thơm nồng mắm nguyên chất…Sự hòa quyện đó cùng với đĩa gỏi cá được bày biện khéo léo khiến thực khách không thể cưỡng lại.
Để làm gỏi ướt, người ta lấy cá ép xong cắt thành những miếng dài vừa ăn, rồi ướp ngập trong các loại củ được dùng làm gia vị như tỏi băm nhuyễn, gừng đập dập, riềng cắt sợi…Còn đối với gỏi khô cũng được làm giống như trên, nhưng thêm một công đoạn đó là: đem những miếng cá được ướp, bỏ trên mâm có thính, lăn tròn miếng cá cho thính bám đều trên ấy. Theo những người già ở vùng này thì công đoạn “cuộn” thính sẽ giúp cho miếng cá sống được khử khuẩn, món ăn sẽ ngon lành hơn. Nhưng dù là gỏi khô hay gỏi ướt, khi đã ướp với các loại củ gia vị trên, sẽ bay đi mùi tanh khó chịu.