Hành trình cùng Vietsense đến với chuyến hành trình Đà Nẵng khách thăm quan sẽ đến với dải đất miền Trung quanh năm đầy nắng gió nhưng lại là nơi hội tụ của những cảnh đẹp không thể tuyệt vời hơn. Nhắc đến Đà Nẵng, chắc hẳn Lữ khách không còn xa lạ gì với những cái tên như Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, Bán Đảo Sơn Trà, Phố Cổ Hội An... Không những thế chuyến đi còn đưa khách thăm quan đến với những hoài niệm xưa tham quan những khu di tích lịch sử. Tuy nhiên điểm đến không thể bỏ qua đó là: Bia di tích Nghĩa trủng Phước Ninh (phường Nam Dương, quận Hải Châu) là hiện vật gốc độc bản, nơi đây mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt, vượt lên trên một văn bia thông thường, đây còn là một văn bản có giá trị văn học sâu sắc.
Lịch sử
Vào rạng sáng 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha do viên trung tướng Pháp là Rigault de Genouilly chỉ huy nổ súng bắn phá các đồn lũy, chiếm đánh thành Điện Hải, An Hải mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược của phương Tây vào Việt Nam. Hậu quả là hàng nghìn nghĩa sĩ, nghĩa dân của Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi… đã ngã xuống trên mảnh đất Đà Nẵng, được nhân dân, các thân hào, phú thương trong vùng quy tập vào Nghĩa trủng Hòa Vang và Nghĩa trủng Phước Ninh.
Đối với Nghĩa trủng Phước Ninh, những năm gần đây do quá trình chỉnh trang đô thị nên hài cốt các nghĩa sĩ đã được di dời, cải táng về nghĩa trang Sơn Gà (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang). Trên nền nghĩa trủng (cũ) vẫn dành lại khu đất rộng hơn 600m2 để lưu giữ tấm bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
Văn bia được viết vào năm Bính Tý, triều Tự Đức thứ hai mươi chín (1876) trên đá sa thạch, màu xanh đen, có chiều cao 1,2m, rộng 0,8m, chữ khắc một mặt, được đặt trong một bao bia xây bằng vôi hồ, trình bày đơn giản, không có hoa văn chung quanh, do bị phong hóa nên một số chữ bị mờ. Nội dung của văn bia thể hiện lý do, quá trình xây dựng, vị trí, quy mô của Nghĩa trủng Phước Ninh.
Vùng đất xây dựng
Theo bản phiên dịch trên văn bia của nhóm tác giả Phan Tốn, Quý Tương, Mộng Liên Tử, vào năm 1876, các ông Hồng lô Tự khanh, sung Chánh thương biện hải phòng tên là Nguyễn Quý Linh (húy Đạo Trai) cùng với ông Phó lãnh binh Trương Tải Phủ (húy là Hậu) đã bỏ tiền của, chọn đất đai để lo liệu việc đưa các hài cốt về an táng. Các tướng sĩ dưới trướng của hai ông đều vâng mệnh, cùng với thân hào, phú thương trong vùng chung sức làm việc đạo nghĩa.
Họ bèn chọn đất đai ở hai xã Phước Ninh và Thạc Gián xây dựng thành nơi chôn cất khang trang. Khu vực mộ phần tọa lạc trên một địa thế xinh tươi và hùng tráng. Sau đó, các vị Phó quản cơ Nguyễn Lân và Hiệp quản Nguyễn Đề được phái đến để cùng quân binh phát dọn gai góc, cỏ rác, tìm nơi bờ bụi thu nhặt hài cốt tản mát đó đây, rồi dùng giấy, vải mà gói lại đặt vào quan quách để đưa về chôn cất thành nhiều lớp, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Chung quanh xây thành đất bao bọc, chu vi đo được 40 trượng. Từ tháng tư đến tháng bảy, chưa đầy ba tháng đã hoàn tất.
Tư liệu khắc trên bia
Ở phần mở đầu, văn bia (chữ Hán) đề cập đến “Nghĩa” và “Lợi”, tạm dịch: Phàm mọi việc ở đời, cũng chỉ vì nghĩa và vì lợi mà thôi. Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc vào việc thiện, dù việc nhỏ nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ đến lợi mà nhác làm việc thiện, hễ thấy lợi thì không việc gì không làm. Toàn bộ nội dung ca tụng việc nghĩa, ca tụng các nghĩa sĩ, nghĩa dân chết vì nghĩa và từ “nghĩa” ở đây toát lên tinh thần yêu nước, xả thân hy sinh vì đại nghĩa của dân tộc, tức là tinh thần chống xâm lược Pháp bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, việc quy tụ các hài cốt về nghĩa trủng để chôn cất cũng được xem là việc nghĩa.
Văn bia Nghĩa trủng Phước Ninh là một tư liệu cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề lịch sử, cung cấp thông tin số lượng các hài cốt của các liệt sĩ. Đồng thời là một văn bản văn học sâu sắc, những đoạn văn tả về thế sông, thế đất, thế biển… giúp khơi dậy niềm tự hào của quê hương, đất nước: “Nước Vũng Thùng trong xanh dào dạt, thấm nhuần lòng đất, dòng sông Hàn ôm vây mạch đất, uốn khúc quanh co”. Đem mộ phần về quy tụ nơi đẹp đẽ đô hội là tỏ lòng kính trọng những người đã khuất vì nước, mong linh hồn họ sống mãi để phù hộ, giúp đỡ những người còn sống tiếp bước chiến đấu chống ngoại xâm.
Kết luận
Với những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt, minh chứng cho cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bi hùng của dân tộc, biểu hiện cho tinh thần đạo nghĩa nhân văn - một hằng số “giá trị văn hóa điển hình” của dân tộc Việt Nam, mới đây thành phố Đà Nẵng đã có công văn trình Bộ Văn hóa-Thể thao và hành trình đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho “Bia Nghĩa trủng Phước Ninh” cùng với 3 hiện vật khác của Đà Nẵng là Quả tim lửa, Bia Phổ Đà Sơn linh trung Phật và Bia chùa Long Thủ.
Nguồn tin: Baodanang.vn