Võ Miếu hay Võ Thánh, gọi tắt của Võ Thánh miếu, tại Huế là nơi thờ phụng danh tướng nhà Trần Việt Nam là Trần Hưng Đạo, thờ phụng các danh tướng khai quốc của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn (trước 1802), đồng thời ghi danh các danh tướng lập võ công trong thời nhà Nguyễn độc lập (1802-1884), ghi danh những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời nhà Nguyễn độc lập, ngoài ra ở đây còn thờ một số danh tướng Trung Quốc.
Võ Miếu hay Võ Thánh, gọi tắt của Võ Thánh miếu, tại Huế là nơi thờ phụng danh tướng nhà Trần Việt Nam là Trần Hưng Đạo, thờ phụng các danh tướng khai quốc của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn (trước 1802), đồng thời ghi danh các danh tướng lập võ công trong thời nhà Nguyễn độc lập (1802-1884), ghi danh những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời nhà Nguyễn độc lập, ngoài ra ở đây còn thờ một số danh tướng Trung Quốc.
Võ Miếu Huế
Lịch sử
Sau khi Văn miếu Huế được xây dựng, các tỉnh khác tại Việt Nam cũng lần lượt xây dựng Văn Miếu tại địa phương. Đến năm 1835 dưới thời Minh Mạng, theo kiến nghị của Bộ Lễ, vua Minh Mạng dụ rằng: "Điều cốt yếu trong việc trị nước phải gồm có cả văn lẫn võ, không thể thiên về một bên. Việc xây dựng Võ Miếu là việc nên làm... Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đời nào cũng có người tài giỏi binh cơ mưu lược, huống chi triều đình ta từ lúc khai quốc cho đến giai đoạn Trung hưng, nhiều người ra mưu giúp nước, công lao rực rỡ không kém gì người xưa, cần biểu dương để khuyến khích nhân tài...". Vua chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ.
Bia đá tại Võ miếu Huế, chứng tích còn lại của một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế
Theo Đại Nam thực lục, vua Minh Mạng dụ: "Những người được thờ ở Võ miếu tất phải là bậc có công liệt rõ ràng, giữ trọn trước sau, mới đủ để nêu rõ ý nghĩa thờ tự và làm gương lâu dài cho sau này... Nay chuẩn cho: trong danh tướng các triều đại thì lựa lấy Trần Quốc Tuấn và Lê Khôi; trong danh tướng tiên triều ta thì lấy Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Tôn Thất Hội và Nguyễn Văn Trương tất cả sáu người, liệt vào thờ phụ ở giải vũ tả hữu nhà Võ miếu. Lại cho mộ lấy 20 người dân ngoại tịch ở gần miếu, sung làm thủ hộ; hằng năm cứ mùa xuân và mùa thu làm lễ tế sau một ngày hôm tế miếu Lịch đại đế vương." (Lễ phẩm: dùng 1 trâu, 1 dê, 2 lợn và 5 mâm xôi)
Bên cạnh một số danh tướng Việt Nam như: Trần Quốc Tuấn, Lê Khôi, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương..., do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa (Minh Mạng là vị vua ưa Nho giáo và thiết chế triều chính Trung Hoa) nên trong Võ miếu Huế còn có bài vị thờ các danh tướng Trung Quốc là: Khương Tử Nha (gian chính nhà chính đường, vai trò tương đương Khổng Tử trong Văn miếu), (Quản Trọng, Tôn Vũ, Hàn Tín, Lý Tĩnh, Lý Thạnh, Từ Đạt, tại nhà giải vũ bên đông (phía tả)), (Tư Mã Nhương Thư, Trương Lương, Gia Cát Lượng, Quách Tử Nghi, Nhạc Phi, tại nhà giải vũ bên tây (phía hữu)).
Văn khắc bia 3 bia Võ công tại Võ Thánh Miếu Huế (thứ tự bố trí hiện nay)
Xây dựng
Văn khắc bia 3 bia Võ công tại Võ Thánh Miếu Huế (thứ tự bố trí hiện nay). Bia bên trái là bia danh trạng công thần bên hữu trong Đại Nam thực lục. Ở giữa phía sau là Tòa bia văn. Bia bên phải là bia danh trạng công thần bên tả trong Đại Nam thực lục.
Văn khắc bia 2 bia Tiến sĩ võ tại Võ Thánh Miếu Huế. Bên phải là bia Tiến sĩ võ năm 1865. Bên trái là bia Tiến sĩ võ các năm 1868-1869. (thứ tự bố trí hiện nay).
Võ Miếu lập năm Ất Mùi (1835) [2] tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà, phía bên trái Văn Thánh Miếu Huế, trước mặt là sông Hương. Theo Đại Nam thực lục: Tháng 9 âm lịch năm Ất Mùi, niên hiệu Minh Mạng 16, bắt đầu xây dựng nhà Võ miếu ở ấp Nội Súng huyện Hương Trà.
Quy mô xây dựng miếu như sau: 01 nhà chính đường, 01 nhà tiền tế, hợp lại thành một tòa (miếu chính). Phía trước là hai tòa thờ phụ (tòng tự) ở hai bên trái (Tả Vu), phải (Hữu Vu), đều 5 gian. Bốn bề xây tường gạch, mặt trước xây một nghi môn với phía trái, phải mỗi bên đều có 01 cửa tò vò[3]. Võ miếu có chu vi khoảng 400 m, kiến trúc miếu chính theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, chính doanh (nhà chính đường) 3 gian 2 chái, tiền doanh (nhà tiền tế) 5 gian. Phía trước có xây 2 nhà phụ gọi là Tả Vu và Hữu Vu đối diện nhau. Xung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có "Tể sinh sở", là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế.
Tháng 3 âm năm Mậu Tuất (1838), Minh Mạng cho bộ Binh trồng khắp ngoài tường và đường đi mặt trước Võ miếu các loại cây tùng và cây phong.
Những tấm bia trong Võ Miếu Huế được bổ sung xây dựng dần dần qua các triều đại để vinh danh công trạng của những danh tướng đã cống hiến cho triều đại đó.
Bia Võ công và bia Tiến sĩ võ tại Võ Thánh miếu Huế.
Tái tạo Hội thi Tiến sĩ Võ tại Festival Huế 2008
Tế lễ
Việc tế lễ ở Võ Miếu được tổ chức một năm 2 lần vào mùa thu và mùa xuân. Phẩm vật cúng tế có những quy định riêng, chủ yếu vẫn là tam sinh (trâu, heo, dê) và hương hoa, quả phẩm.
Võ Miếu được lập ra cũng để tôn vinh những công thần đã đóng góp nhiều công lao cho triều đại, mục đích động viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở.