==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Chạy theo với sự phát triển của công nghệ, những tấm đệm êm luôn làm cho con người ta quên đi các cảm giác “Mát lưng, dễ chịu” từ từng loại chiếu dệt truyền thống mang lại. Chưa kể, chỉ cần một lần nằm trên chiếc chiếu, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm tâm huyết, cùng những giọt mồ hôi trên đôi bàn tay khéo léo từ người thợ truyền thống. Nói về số lượng các làng nghề sản xuất chiếu thì cũng không hề ít, nhưng bên cạnh đó thì chỉ có một vài làng nghề truyền thống nổi tiếng đan chiếu. Và Cẩm Nê, chính là một trong những làng nghề cổ truyền đó, một điểm tới không thể thiếu khi đi thăm quan thành phố Đà Nẵng. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 14 km về phía Tây Nam, hình thành trên một khu vực đồng bằng do phù sa từ sông Cẩm Lệ bồi đắp. Làng Cẩm Nê được biết đến với món nghề dệt chiếu truyền thống, thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, bên cạnh những điều đặc trưng vốn có.

Chạy theo với sự phát triển của công nghệ, những tấm đệm êm luôn làm cho con người ta quên đi các cảm giác “Mát lưng, dễ chịu” từ từng loại chiếu dệt truyền thống mang lại. Chưa kể, chỉ cần một lần nằm trên chiếc chiếu, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm tâm huyết, cùng những giọt mồ hôi trên đôi bàn tay khéo léo từ người thợ truyền thống. Nói về số lượng các làng nghề sản xuất chiếu thì cũng không hề ít, nhưng bên cạnh đó thì chỉ có một vài làng nghề truyền thống nổi tiếng đan chiếu. Và Cẩm Nê, chính là một trong những làng nghề cổ truyền đó, một điểm tới không thể thiếu khi đi khám phá thành phố Đà Nẵng. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 14 km về phía Tây Nam, hình thành trên một khu vực đồng bằng do phù sa từ sông Cẩm Lệ bồi đắp. Làng Cẩm Nê được biết đến với món nghề dệt chiếu truyền thống, thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, bên cạnh những điều đặc trưng vốn có.

 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng - Ảnh 1


1. Nguồn gốc xuất xứ, Theo nhiều tài liệu được ghi chép lại, món nghề này được xuất phát từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa, khi người dân nơi đó tiến dần vào miền Nam để định cư sinh sống, và họ đã mang theo nghề đan chiếu của mình. Khoảng thời gian đó thuộc những năm của thế kỷ 15, cùng thời điểm với Vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành, đất nước yên bình, người dân an cư, và nghề dệt cũng được phát triển mạnh trong thời điểm đó.

 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng - Ảnh 2

2. Nguyên liệu cấu thành, tất cả vật liệu được người dân sử dụng để đan chiếu là từ sợi Đay và Cói, thế nhưng Cẩm Nê lại có một đặc điểm rất khác biệt “Thông thường, các làng nghề thủ công đều giống nhau ở chỗ, nguyên liệu có sẵn tại đâu thì hàng hóa sẽ được sản xuất luôn tại đó, giống như kiểu làng gốm thì có nhiều đất tốt, còn làng mật thì lại nuôi nhiều rắn. Nhưng với Cẩm Nê, do quá trình di cư của người dân xưa kia, nên nguyên liệu dệt chiếu đa phần phải nhập từ các khu vực lân cận”.

 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng - Ảnh 3

3. Đa dạng về chủng loại, phải nói rằng chiếu Cẩm Nê có rất nhiều loại “Từ chiếu khổ rộng, khổ hẹp cho tới chiếu trơn, chiếu hoa”.

+ Riêng chiếu trơn là nổi bật nhất, chúng được cấu thành từ những nguyên sợi màu trắng không được nhuộm màu. Thú vị ở chỗ, chiếu được dệt xong là đem ra phơi nắng, làm như vậy lá chiếu sẽ sáng bóng hơn, những phần thừa bên ngoài sẽ khô giòn hơn, dễ dàng cho việc cắt tỉa phần thừa không mong muốn.   

+ Còn với chiếu hoa hay chiếu màu, cũng có nhiều đặc điểm khác biệt. Thông thường, chiếu tại các làng khác được dệt trắng, sau đó mới dùng khuôn in lên, còn với chiếu hoa Cẩm Nê, thì các sợi Cói được nhuộm màu từ trước, sau đó mới tiến hành dệt đan. Riêng phần nấu phẩm nhuộm cũng khá công phu, để cho ra những loại màu sắc đặc trưng, thì người ta cũng dùng thêm không ít các nguyên liệu cấu thành, và chúng là những gì, khi tới tận nơi các bạn sẽ được nhìn tận mắt.

 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng - Ảnh 4

4. Quy trình sản xuất chiếu truyền thống,

+ Thoạt tiên người thợ sẽ phải chọn những cây Cói thật thẳng, nhẹ và bền làm nguyên liệu.
+ Sau đó đặt sợi vào khung dệt, thoi dệt và khổ dệt được làm từ cây cau già, riêng thoi dệt là quả cau chứ không phải là con thoi sắt thép của máy móc.
+ Số lượng tham gia chỉ có hai người, một người giữ khuôn còn một người cầm thoi.
+ Thời gian dệt thường được diễn ra liên tục trong 10 tiếng đồng hồ, tùy vào từng loại chiếu mà thành phẩm tạo ra sẽ có những khoảng thời gian hoàn thành khác nhau.
+ Chiếu dệt xong sẽ được đem phơi khô khắp sân, và công đoạn cuối cùng là thu dọn, cắt tỉa những phần thừa ở đoạn đầu chiếu.

 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng - Ảnh 5

5. Chất lượng và giá thành của chiếu Cẩm Nê, xưa kia sản phẩm sau khi làm ra sẽ được tiêu thụ ngay trong khu vực thông qua buôn bán. Khi nhu cầu trong làng được đáp ứng đủ thì người dân còn mang tới những khu vực lân cận để trao đổi hàng hóa. Giá cả của chúng tùy thuộc vào kích cỡ, kiểu dáng, bối cảnh. Mặc dù, với nhiều ưu điểm như “Viền chiếu gấp kỹ hơn, chiếu nhìn dày hơn, bền hơn, khi nằm cảm thấy êm hơn” nhưng chúng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với thị trường hiện tại, bởi một phần là do tiến độ hình thành nên một chiếc chiếu đều chậm hơn so với các loại máy móc sản xuất hiện thời.

 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng - Ảnh 6

Và đó chính là những đặc điểm quan trọng về một làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Đà Nẵng. Với những gì được lưu giữ và bảo tồn cho tới ngày nay, thì theo Chương trình Đà Nẵng nghĩ rằng, một lần đến Cẩm Nê là một lần được trải nghiệm chiếu êm truyền thống.
 

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng

Trải nghiệm làng chiếu truyền thống Cẩm Nê, điểm hot tháng 8, 2018 tại Đà Nẵng
66 7 73 139 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==