==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Đà Nẵng Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần.

hành trình Đà Nẵng Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần.

lehoiruocmucdong-danang

Lễ rước Mục Đồng - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu - ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Theo cụ Ngô Tấn Nhã, là 'lão làng' của Phong Lệ, tuổi đã trên 90, thì ngày trước, theo lệ cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, nghĩa là cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng một lần. Sau dãn dần ra sáu năm, rồi cuối cùng 12 năm mới tổ chức một lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936).

Lễ Hội Rước Mục Đồng - Ảnh 2

Chuyện kể rằng, làng Phong lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giánh hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng.

Lễ Hội Rước Mục Đồng - Ảnh 3

Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần. Sau khi hương khói, khấn lễ, Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái, cung kính thỉnh bài vị thần nông nâng cao ngang mày rồi quỳ xuống vào đặt vào trong kiệu. Kiệu rước được bài trí như kiệu rước thần, cỡ 80 x 100 cm, nóc kiệu có 4 mái, rèm kiệu được giăng hoa kết đèn rực rỡ, do 4 mục đồng khiêng. Đoàn người cờ xí xếp hàng đâu vào đấy, chiêng trống lại gióng giã vang lên; tất cả mục đồng hướng vào chánh điện đồng loạt chắp tay xá ba cái rồi đám rước dài lượt thượt đi qua đường làng, hướng về Cồn Thần, trong tiếng nhạc rộn rã của phường bát âm và cờ xí rợp trời. Đến Cồn Thần, kiệu thần hạ xuống. Trùm Mục quỳ trên chiếc chiếu hoa, ngửa mặt lên trời lầm rầm khấn giữa 2 hàng đuốc chập chờn hư ảo. Sau một hồi lâu khấn vái, Trùm Mục gieo 2 đồng tiền vào cái đĩa con trước mặt: một sấp, một ngữa. Thế là thần đã giáng! Một hồi sênh nổi lên, tiếp đó là ba hồi chiêng trống. Rồi, trống cơm, phường bát âm cùng tấu những âm điệu rộn rã chào mừng. Sau 3 tiếng sênh làm hiệu, Trùm Mục dõng dạc xướng: “Chúng Mục Đồng Phong Lệ tạ! Xin cho tốt lúa, tốt gieo, vũ thuận, phong điều! Đồng reo một tiếng'...

Đoàn Mục Đồng đồng reo vang trời và cầm cờ nối đuôi theo vị Trùm Mục chạy tới, chạy lui, quanh đi, quẫn lại chung quanh tảng đá trắng giữa cồn thần. Một lúc sau, đám rước rồng rắn quay trở lại đình thần trong tâm niệm tôn kính là trên kiệu đã có vị thần thiêng liêng của mình.

Trời vừa sáng, đám rước về đến đình làng. Sau đó là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi.

Le Hoi Ruoc Muc Dong, Lễ Hội Rước Mục Đồng

Le Hoi Ruoc Muc Dong, Lễ Hội Rước Mục Đồng
25 2 27 52 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==