Từ lâu cái tên Sơn Trà huyền thoại làm say đắm lòng các tiên ông, tiên nữ, Bãi Bụt là nơi hò hẹn của tình yêu... Nay, cảnh trí quận Sơn Trà đẹp kỳ diệu hơn bao giờ hết, đặc biệt là bãi biển Mỹ Khê được coi là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh cùng hòn ngọc xanh bán đảo Sơn Trà, đang dần biến nơi đây trở thành một nơi lý tưởng về tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng.
Từ lâu cái tên Sơn Trà huyền thoại làm say đắm lòng các tiên ông, tiên nữ, Bãi Bụt là nơi hò hẹn của tình yêu... Nay, cảnh trí quận Sơn Trà đẹp kỳ diệu hơn bao giờ hết, đặc biệt là bãi biển Mỹ Khê được coi là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh cùng hòn ngọc xanh bán đảo Sơn Trà, đang dần biến nơi đây trở thành một nơi lý tưởng về tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng.
trải nghiệm Đà Nẵng- Sơn Trà bạn sẽ bắt gặp những nhà nghỉ sang trọng cùng hệ thống phòng hội nghị, hội thảo, nhà hàng có kiến trúc độc đáo, nổi bật, tựa chiếc thuyền buồm khổng lồ đang lướt sóng trên bãi biển đẹp Mỹ Khê, thu hút mọi ánh nhìn của khách thăm quan.
Tại bán đảo Sơn Trà có khu nghỉ dưỡng
sinh thái nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao. Các vị trí có cảnh quan đặc thù về thiên nhiên, tầm nhìn… và các Chương trình sinh thái vòng quanh bán đảo Sơn Trà đều được quy hoạch, cùng nhiều siêu thị, cửa hàng đặc sản, cửa hàng lưu niệm và nhà hàng với chủng loại hàng hóa, ẩm thực phong phú, chất lượng phục vụ tăng, đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ Lữ khách
.
Ngoài ra khi đến Sơn Trà khách thăm quan còn bắt gặp những văn hóa truyền thống tâm linh nơi đây như Lăng Ông Phước Mỹ có diện tích khoảng 139m2, trong đó, diện tích sàn của lăng là 41,13m2 bao xung quanh có một khu công viên nhỏ, diện tích 71m2, toạ lạc bên bờ biển Mỹ Khê, đường Võ Nguyên Giáp phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Nguyên đây là ngôi miếu thờ cá Ông/cá Voi, được người dân trong Mỹ Khê xưa gọi một cách tôn kính là lăng Ông. Mỗi khi có cá Ông chết (lụy) thì ngư dân tổ chức lễ tang cá Ông rồi thỉnh Ông về thờ trong lăng.
Theo những bậc cao niên thì Lăng Ông Phước Mỹ được xây dựng năm 1900, cách đây 115 năm, tại bờ biển thờ cá Ông (còn gọi là cá Voi) được ngư dân tôn vinh là vị cứu tinh. Trước đây cá Ông lụy vào, nhân dân làm lễ an táng trang nghiêm theo đúng nghi lễ cúng tế truyền thống của những người làm biển. Sau một thời gian nhân dân cải táng và đen bộ xương cá Ông vào thờ trong lăng. Đến sau năm 1975 bộ xương được an tang, tục thờ cá Ông đã có tại làng Mỹ Khê cách đây hơn 400 năm, từ khi những bậc tiền hiền trong làng đến nơi này khai hoang lập nghiệp, sống bằng nghề đánh bắt hải sản trên biển.
Cũng theo lời kể của các cụ cao niên thì, khi chưa có Lăng Ông - Lăng Bà, đời sống của người dân ở đây đói lắm. Chuyến ra khơi nào cũng thất bát, không ít người đã phải bỏ làng ra đi. Nhưng từ khi cá Ông lụy vào bờ, người dân vớt được đem táng rồi lập bàn thờ và cúng bái hằng năm thì đời sống trở nên khấm khá hơn… những giai thoại như vậy đã được người dân nơi đây truyền tai nhau suốt bao đời nay. Do vậy người dân mỗi lúc ra khơi, vẫn đem lễ vật ra cúng Lăng Ông - Lăng Bà để cầu may mắn, chuyến đi suôn sẻ, đánh được nhiều tôm, cá".
Lễ hội Cầu ngư ở lăng Ông Phước Mỹ, Sơn Trà xưa: Trước đây, hằng năm cứ vào ngày 16 tháng 5 âm lịch, lễ hội Cầu ngư được người dân nơi đây tổ chức tại lăng Ông để cầu mong một năm mưa thuận gió hoà, trời yên biển lặng, cá tôm đầy thuyền. Nghi thức của lễ Cầu ngư phần lớn cũng giống với lễ Cầu ngư ở các làng làm nghề biển khác tại Đà Nẵng. Ngày đầu người ta tổ chức thiết lễ tiên thường, ngày hôm sau là lễ tế chính thức. Đoàn người đại diện cho nhân dân trong làng do ban nghi lễ trong trang phục áo dài, khăn đóng,… dẫn đầu đi quanh các đình, miếu trong làng làm lễ rước các vị thần, những người có công lập làng, cô bác âm linh, rồi đi dọc theo bờ biển để cúng và rước thần Hà Bá về lăng Ông cùng dự hội với con cháu trong làng. Ban nghi lễ này là các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị tang chế, trong đó người trưởng lễ phải có uy tín, đạo đức, lanh lẹ, siêng năng, cần cù, có sức khoẻ và hợp tuổi để đứng lễ chính cáo bái với thần linh,…do người dân trong làng bầu chọn. Lễ tế chính thức với sự tham gia của nhân dân và cư dân ở các vùng lân cận. Tuy nhiên, tham dự lễ cúng trong lăng chủ yếu là nam giới, còn phụ nữ không được phép vào lăng. Buổi lễ bắt đầu bằng tuyên bố của vị chủ tế, tiếp theo là bài văn kể lại quá trình hình thành vùng đất, ý nghĩa thiêng liêng của lễ cúng, cũng như thể hiện sự thành kính, ca ngợi công đức, dâng trọng niềm tin sâu sắc và lòng biết ơn đối với sự che chở, bảo vệ của Đức Ông,… Nghi thức cúng cũng theo trình tự. Lễ vật dâng cúng thần gồm: hương đèn, giấy tiền, hoa, rượu, bánh, chuối, xôi, chè, gạo muối, heo hoặc gà,…không được dâng lễ vật làm từ hải sản.
Ngoài dịp lễ lớn như lễ Cầu ngư thì vào những ngày Tết, ngày sóc, ngày vọng, nhân dân trong lòng đến thắp hương, bái lễ. Đặc biệt vào Tết Nguyên đán, dân làng tổ chức làm lễ dựng nêu tại lăng Ông. Nhưng do nhiều nguyên nhân của sự phat triển kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hoá, vì thế nghề chài lưới chỉ tồn tại ở một số gia đình, họ cũng chỉ đánh bắt gần bờ nên việc tổ chức cúng lễ không làm lớn như trước mà chỉ tổ chức cúng ở lăng Ông trong một ngày là ngày 26 tháng Giêng hàng năm. Lễ cúng cũng đơn giản hơn gồm hương đèn, vàng bạc, áo giấy, hoa quả và thịt heo, gà,…không còn nhộn nhịp như trước nữa.
Và giá trị, văn hóa chương trình
của lăng Ông trong không gian văn hóa hành trình Biển Mỹ Khê, Sơn Trà ngày nay. Bãi biển Mỹ Khê được thiên nhiêu ưu đãi, từng được Tạp chí Forbes - tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ - bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Tờ Sunday Herald Sun của Australia cũng nhận xét bãi biển Mỹ Khê là một trong số 10 bãi biển ở châu Á được yêu thích nhất thế giới. Bên cạnh đó là công viên Biển Đông, các khu nghĩ dưỡng hệ thống khách sạn, nhà hàng ven biển…. đã thực sự trở thành điểm nghĩ dưỡng ven biển của người Đà Nẵng và của Lữ khách
thập phương, và đây cũng là điểm kết nối với nhiều con đường của quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn đến phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh bãi biển đẹp, Công viên văn hóa Biển Đông, lăng Ông hiện hữu là một điểm nhấn riêng để khách thăm quan có thêm một trãi nghiệm về trải nghiệm văn hóa, tâm linh, am hiểu hơn về tín ngưỡng thờ cá Ông của cư dân vùng biển, yêu hơn, nhớ hơn về vùng đất mà mình đã đặt chân đến. Và để tuyên truyền rộng rãi hơn về những giá trị đó có thể đặt tại đây biển chỉ dẩn ghi những thông tin về lịch sử, truyền thống, tín ngưỡng tục thờ cá Ông nói chung của cư dân vùng biển, cũng như nhân dân Sơn Trà, Đà Nẵng xưa. Đồng thời đây cũng là một cách thức để tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống, về thiết chế tín ngưỡng dân gian, gắn liền với lịch sử hình thành cộng đồng ngư dân trên vùng đất Đà Nẵng nói chung, Sơn Trà nói riêng suốt hàng trăm năm qua của cộng đồng cư dân, từ đó có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa ông cha của bao lớp thế hệ ngư dân lênh đênh đánh bắt trên biển đối mặt với hiểm nguy để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.