==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Hổ Quyền là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, nằm tại địa phận thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế, nơi đây là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo mà có thể chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân.

Hổ Quyền là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, nằm tại địa phận thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế, nơi đây là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo mà có thể chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân.

Hổ Quyền - Ảnh 1

Hổ Quyền với bậc cầu thang đi lên khán đài

Lịch sử hình thành

Trước khi Hổ Quyền được xây dựng, những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn và được tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương. Vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền đến hòn Dã Viên để xem một cuộc đấu "vô tiền khoáng hậu" giữa voi và hổ. Đây có lẽ là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất trong lịch sử vì từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, 40 con voi đã tàn sát 18 con hổ được thả ra để làm vật tế thần trong ngày hội.

Thời các vua Nguyễn, khi chưa có một đấu trường riêng để đảm bảo an toàn, những cuộc đấu giữa voi và hổ vẫn được tổ chức và được xem là những ngày hội lớn của triều đình và dân chúng. Giai đoạn đó, có những sự cố xảy ra như dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở trước Kinh Thành, một con hổ đã nhảy lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết.
Thời Minh Mạng, nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận đấu giữa voi và hổ ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, hổ đã lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con hổ và nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời.
Do những sự cố này, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành để xây dựng một đấu trường kiên cố nhằm tổ chức những cuộc đấu nói trên được an toàn.

Cấu trúc

Cấu trúc - Ảnh 1

Đấu trường với năm cổng thông với chuồng hổ.

Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài 4,75m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế; chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m. Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và đình thần. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ. Mặt trong cao hơn mặt ngoài, dày trung bình 4,50m. Đối diện với khán đài có năm cái chuồng nhốt hổ, sân đấu là một thảm cỏ hình tròn.

Cấu trúc - Ảnh 2

Voi được đưa ra sân đấu

Cấu trúc - Ảnh 3

Một chuồng nhốt hổ trước khi thi đấu tại Hổ Quyền

Ngoài thành có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ mà đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", voi được đưa vào sân đấu bằng lối cửa này. Vòng tường thành bên ngoài cách khoảng có hệ thống thoát nước với hoa văn hình mặt hổ, có tất cả là 2 lối dẫn lên khán đài bằng các bậc đá, một lối dành riêng cho vua và quốc thích đại thần, một lối dành cho dành cho quan chức và binh lính.

Hổ Quyền

Hổ Quyền
46 5 51 97 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==