==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Hàng năm cứ vào dịp đầu xân khách thăm quan lại tìm đến du xuân bên làng đá non nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, Lữ khách đến đây như được trải nghiệm phong cảnh hữu tình với nhiều hang động, vách đá, hàng trăm cơ sở đá mỹ nghệ nổi tiếng và các nghệ nhân trứ danh đã thổi hồn vào những tác phẩm đá nghệ thuật.

Hàng năm cứ vào dịp đầu xân Lữ khách lại tìm đến du xuân bên làng đá non nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, khách thăm quan đến đây như được trải nghiệm phong cảnh hữu tình với nhiều hang động, vách đá, hàng trăm cơ sở đá mỹ nghệ nổi tiếng và các nghệ nhân trứ danh đã thổi hồn vào những tác phẩm đá nghệ thuật.
Du xuân bên làng đá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - Ảnh 1
Vùng Non Nước, Đà Nẵng với năm ngọn núi được vua Minh Mạng đặt tên Ngũ Hành Sơn (thuộc khu vực Đông Hải, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) từ xưa đã được biết đến như một thắng cảnh tuyệt mỹ. Hơn ba trăm năm trước, danh tăng Thích Đại Sán, khi vãn du sơn thủy đã bị vẻ đẹp đặc biệt của “vùng hoang biển tận, núi lạ đá xinh, nằm hoang trong gai cỏ” mê hoặc và viết nên cuốn  “Hải ngoại kỷ sự” bằng sự thán phục và cũng đã dự báo: "Biết đâu nghìn năm sau, nơi rừng bụi hoang vu này có thể trở thành ấp phồn hoa, chốn ve kêu dế khóc này có thể thành nơi đàn ca hát xướng"...

Lời dự báo của vị danh tăng này đã đến sớm hơn nhiều. Những cư dân đàng ngoài, chủ nhân mới của vùng đất này, khi dừng bước tha hương, định cư dưới chân năm ngọn núi mang tên Ngũ Hành đã mang theo nghề làm đá của xứ Thanh Hóa. Ba trăm năm sau ngày Thích Đại Sán qua đây, Ngũ Hành Sơn đã trở thành khu thăm quan nổi tiếng và ngôi làng của những người thợ đá dưới chân núi cũng trở thành làng nghề, làng di sản.

Đến với mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, hầu như các đoàn Lữ khách đều mong muốn ít nhất một lần tham quan núi Ngũ Hành. Mỗi ngày danh thắng Ngũ Hành Sơn đón hàng ngàn khách thăm quan đến đây ngắm cảnh và tham quan làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Gọi là làng nhưng đã từ lâu nơi đây là phố phường trù phú, các cửa hàng, các doanh nghiệp đá mỹ nghệ đã làm nên sắc đẹp lung linh quyến rũ Lữ khách . Hiện diện khắp nơi là những bức tượng đá các loại - sản phẩm của làng nghề Non Nước mà tục danh xưa gọi là Quán Khái, cùng hàng trăm loại sản phẩm từ đá, qua bàn tay, khối óc, tình cảm của các nghệ nhân các tác phẩm như biết cười, biết chào đón quý khách.
Du xuân bên làng đá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - Ảnh 2
Tại đây, vượt qua những bậc đá cheo leo vào tham quan hòn Thủy Sơn, khách thăm quan không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy văn bia chữ Hán “Ngũ Uẩn Sơn Cổ Tích Phật Diệt Lạc” được chính tay các thợ đá làng Quán Khái khắc vào vách đá động Vân Thông từ năm Tân Tỵ (1641). Nhìn nét khắc chạm điêu luyện, bay bỗng, ta có cũng hiểu thêm về bề dày lịch sử của làng đá Quán Khái và biết rằng nghề đá nơi đây đã phát triển từ gần bốn trăm năm trước.

Ban đầu, lưu dân Quán Khái khai thác đá tại chỗ để dùng trong xây dựng và tạo ra một số dụng cụ lao động đơn giản như cối xay, cối giã, đá buộc neo thuyền, đá buộc chài dụ cá… Sau đó, phát triển thêm các sản phẩm điêu khắc bia mộ, chế tác các tác phẩm nghệ thuật trang trí tại các miếu thờ, lăng tẩm, cung đình… Dưới chân hòn Mộc Sơn, còn đó miếu Sơn thần. Đây cũng chính là vị trí của công trình khai thác đá thời Pháp thuộc, chủ yếu để phục vụ cho xây dựng.  Chính quyền thực dân chỉ khai thác trong vài thập niên mà hòn Mộc Sơn xinh đẹp, kết quả kiến tạo địa chất hàng triệu năm trước của vũ trụ đã đứt vụn ra từng đoạn.

Nghề tiếp nghề và những trăn trở
Du xuân bên làng đá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - Ảnh 3
Chẳng hiểu do thần linh nổi giận hay do môi trường lao động khắc nghiệt, hiểm nguy mà hầu như tháng nào cũng có thợ đá trên công trường thiệt mạng. Dân phu lập miếu thờ thần núi để cầu mong sự bình an. Sau ngày giải phóng, những vách núi đẹp như tiên cảnh lại tiếp tục bị khai thác để làm hàng mỹ nghệ… Cho đến những năm gần đây, khi Ngũ Hành Sơn trở thành Di tích Văn hóa Lịch sử cấp quốc gia, thì việc khai thác đá tại chỗ để làm hàng mỹ nghệ mới bị cấm hẳn, núi Non Nước được giải cứu. Những người thợ đá chọn ngày 16 tháng Ba âm lịch hằng năm làm ngày giỗ Thạch nghệ Tổ sư tại nhà thờ tổ, bên miếu Sơn thần, dưới chân núi Mộc.

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có gần 500 cơ sở sản xuất, tập trung xung quanh khu vực dưới chân danh thắng Ngũ Hành Sơn, với gần 4.000 lao động, chiếm gần 80% hộ dân cư, trên các tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Huyền Trân Công Chúa, thuộc khu vực Đông Hải. Trong số hàng trăm cơ sở chế tác đá ở Non Nước, chỉ duy nhất có gia đình anh Lê Chiến chuyên chế tác một dòng sản phẩm khác biệt. Đó là tạo tác tượng kiểu Chăm trên đá sa thạch. Kế thừa niềm đam mê điêu khắc cổ Chăm-pa từ người cha là cố nghệ nhân Lê Bền, anh Chiến chung thủy với nghề làm tượng Chăm-pa, dù những người quan tâm đến mặt hàng này giờ đây không còn nhiều như trước.
Du xuân bên làng đá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng - Ảnh 4
Ông Chiến có nụ cười hiền như đá gõ thêm một nhát đục nữa lên bức tượng Áp-sa-ra dang dở rồi buông tiếng thở dài: Bây giờ tìm người đục thủ công hiếm lắm, ai cũng muốn dùng máy thay tay để chóng ra sản phẩm, nhưng cái nghề làm tượng Chăm này nghiệt lắm, khắc bằng máy chỉ tạo nên những bức tượng vô hồn, chỉ có khắc bằng tay mới nghe được hơi đá thở. Cứ nhìn lâu vào bệ đá Chăm xưa trên động Tàng Chơn sẽ thấy, những thớ sa thạch như đang chuyển động, nói cười…

Chia tay Non Nước như vừa bước ra khỏi bức tranh thủy mặc, về lại nội đô Đà Nẵng với những công trình xây dựng bộn bề, chợt nhớ giọng bài Chòi miền Trung:
 

Lấy chồng thợ đá ăn chi

Mang ba mũi xó xách đi xách về

Em ơi, đừng nói mà quê

Lấy chồng thợ đá có nghề trong tay

Ra đi chân dép chân giày

Làng nào xã nấy vòng tay: Thưa thầy!..

baovanhoa.vn
 

Du xuân bên làng đá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Du xuân bên làng đá Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
75 8 83 158 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==