Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng nơi đã trở thành danh thắng nổi tiếng được đông đảo khách thăm quan gần xa lựa chọn, là điểm đến lý tưởng với khu bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật, trong đó có 200 cổ vật được giám định mang nhiều nét văn hóa điêu khắc khác lạ, có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn. Đây là nơi hội tụ nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm...
Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng nơi đã trở thành danh thắng nổi tiếng được đông đảo Lữ khách
gần xa lựa chọn, là điểm đến lý tưởng với khu bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật, trong đó có 200 cổ vật được giám định mang nhiều nét văn hóa điêu khắc khác lạ, có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn. Đây là nơi hội tụ nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm...
Bài học lịch sử đã làm thay đổi và thậm chí biến dạng Ngũ Hành Sơn chính là việc người Pháp phá núi lấy đá làm đường, cũng như sau năm 1975 người dân phá núi lấy nguyên liệu chế tác đá.
Tại ngọn Mộc Sơn, một khối đá gần 100 tấn rơi từ độ cao trên 50m đè sập nhà hai hộ dân, buộc chính quyền phải di dời khẩn cấp bà con sống quanh chân núi. Theo nhà văn Lê Anh Dũng, đó là hồi chuông thức tỉnh cho chúng ta về việc ứng xử với Ngũ Hành Sơn.
Trong giai đoạn phát triển nóng, Đà Nẵng đã "quên" tính toán tổng thể cho danh thắng này. Trước đây Ngũ Hành Sơn không thể có được lượng khách thập phương như hiện nay nếu đường lớn xung quanh không được mở, resort ven biển không xây lên, thang máy không được làm lên núi... Tuy nhiên, chỉ cần so sánh hai bức hình từ sau giải phóng với hiện nay cũng thấy rằng con người đã can thiệp thô bạo, xây dựng, cơi nới xung quanh núi nhiều như thế nào.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1980, do vậy theo cấp xếp hạng thì khoảng cách vùng đệm tối thiểu từ dưới chân núi lên trên núi phải đạt 500m.
khu thăm quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, cho biết quần thể danh thắng này đang dần trở thành chuỗi di sản văn hóa và trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố Đà Nẵng, theo tổng cục Lữ Hành Việt Nam
công nhận lễ hội Quán Thế Âm là một trong 15 lễ hội quốc gia, năm 2014, làng đá mỹ nghệ Non Nước được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, năm 2016, bảy cây cổ thụ trên ngọn Thủy Sơn được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Có thể nói Đà Nẵng đang được thừa hưởng một di sản quý giá của thiên nhiên để lại, với một tiềm năng trải nghiệm vô cùng lớn khi nằm trên trục di sản của khu vực. Việc quảng bá để khách thăm quan hiểu được linh hồn xứ sở, để những khối đá vô tri vô giác kể chuyện là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc ứng xử có văn hóa trước di sản cần sự chung tay của cộng đồng xã hội.
Thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn trên tổng diện tích gần 131ha với vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng, có khả năng đón tiếp 3.000 khách/ngày. Không gian khu danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ được tôn tạo và tái cấu trúc theo ý tưởng kết nối năm ngọn núi Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ Sơn) với sông Cổ Cò và Biển Đông.
Vừa qua, lãnh đạo thành phố đã thống nhất thực hiện theo lộ trình giải phóng mặt bằng đến năm 2021-2022 vì khu vực này có rất đông dân cư sinh sống. Trong quá trình thực hiện, một lưu ý đặt ra là việc "xã hội hóa" dự án nhưng phải tiến hành cẩn trọng, phù hợp với Luật di sản văn hóa".
Quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên vừa huyền ảo vừa mộng mơ, không chỉ của miền Trung mà còn là vùng đất địa linh vô cùng quan trọng của cả nước. Do vậy cần bảo tồn, tôn tạo, phát triển danh thắng hài hòa trong quy hoạch tổng thể đô thị Đà Nẵng hiện tại, hướng đến một di sản văn hóa của nhân loại trong tương lai.