Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam. Cầu quay Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân. Cầu quay sông Hàn – niềm tự hào của người dân thành phố.
Thông tin cơ bản về cầu sông Hàn
Video clip về cầu quay sông Hàn khi đi hành trình Đà Nẵng
- Địa chỉ: cầu bắc qua sông Hàn tại An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Loại cầu: Cầu dây văng
- Chiều rộng: 13m
- Tổng chiều dài: 488m
- Số nhịp: 11, mỗi nhịp dài 33m
- Khởi công xây dựng: 2/9/1998
- Khánh thành ngày: 29/2/2000
Tại sao lại gọi là cầu quay ? Cầu quay để làm gì ?
Cầu sông Hàn có thể quay 90 độ tại trục chính của cầu nên mọi người gọi tên là ‘’cầu quay’’. Cây cầu được hình thành nhờ vào công sức đóng góp tiền của của toàn dân thành phố Đà Nẵng chứ không phải của riêng chính quyền. Ngoài ra, đây cũng là cây cầu đầu tiên bắc giữa bờ đông và bờ tây của sông Hàn, nối liền khoảng cách xa xôi giữa hai bờ. Và cũng vì lý do đó mà nó mang ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
Ban đầu, cầu sông Hàn được thiết kế với khả năng quay nhằm mục đích lưu thông đường thủy. Thành phố Đà Nẵng có bến cảng và lưu lượng tàu thuyền qua lại trên sông rất lớn chính vì thế mà có nhiều tàu lớn nên nếu xây dựng một cây cầu bình thường sẽ không thể đi được. Vì vậy mà cầu sông Hàn được thiết kế với chức năng quay nhịp cầu ở giữa để mở ra 2 đường thông qua.
Cầu sông Hàn quay lúc nào (cập nhật năm 2024) ?
Qua nhiều năm thì giờ quay của cầu sông Hàn đã có sự điều chỉnh thay đổi. Tuy vẫn quay vào buổi tối nhưng thời gian khác nhau cho từng ngày. Thời gian cập nhật năm 2019 cầu sông Hàn quay vào thời điểm như sau:
- Từ thứ 2 – thứ 6: 0h45 phút toàn bộ hoạt động giao thông trên cầu sẽ bị tạm ngưng. 1h sáng cầu bắt đầu dịch chuyển. Nhịp giữa của cầu sẽ quay 90 độ để lộ ra 2 con đường cho tàu thủy qua lại. Nếu như có ít tàu thuyền thì cầu sẽ quay trở lại vị trí ban đầu vào lúc 2h sáng. Nếu số lượng nhiều thì cầu sẽ quay lại lúc 4h sáng.
- Riêng thứ 7 – chủ nhật: Hiện nay, nắm bắt được mong muốn chiêm ngưỡng hình ảnh cầu quay của nhiều Lữ khách vì vậy mà chính quyền địa phương đã đẩy giờ quay cầu sớm hơn vào hai ngày cuối tuần. Từ lúc 22h45, toàn bộ các phương tiện đường bộ sẽ bặt buộc ngừng lưu thông qua cầu để khoảng không gian trên cầu dành cho khách thăm quan Đà Nẵng. Có rất nhiều người cả khách thăm quan lẫn người dân địa phương Đà Nẵng đều trông chờ háo hức để chiêm ngưỡng cảnh tượng này. Hầu hết mọi người đều có chung câu hỏi là: cầu quay như thế nào? Tại sao 1 cây cầu lại có thể quay được… Vào đúng 23h đêm, cây cầu bắt đầu rung chuyển rất từ từ, phần giữa của cây cầu sẽ chia làm hai nửa, quay 1 góc 90 độ sau đó gác lên 2 bệ đỡ tại 2 đầu cầu. Lúc bấy giờ khoảng không giữa sông được mở rộng để đủ chỗ cho tàu lớn qua.Và sau khoảng 60p, cầu sẽ quay trở về vị trí ban đầu để phục vụ giao thông đường bộ.
Nên đứng tại đâu để bắt trọn vẻ đẹp của cầu quay sông Hàn?
Để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp đến từ cầu quay, có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn. Một trong những nơi hoàn hảo nhất phải kể đến khách sạn Novotel Danang Premier Han River. Tại sao ư? Vì đây chính là tòa nhà 37 tầng cao nhất thành phố, nằm ngay tại bờ tây sông Hàn. Tầm nhìn tuyệt đẹp, khung cảnh ánh đèn đêm lung linh huyền ảo cùng với bầu trời lộng gió sẽ đem lại thứ cảm giác thật khó tả. Bên cạnh đó, các bạn có thể đến một vài khách sạn khác như Brilliant Hotel, Green Plaza… cũng sở hữu tầm nhìn đẹp để ngắm cầu quay và toàn cảnh Đà Nẵng khi về đêm.
Ngoài những khách sạn cao tầng nơi có tầm nhìn tốt để ngắm cảnh ra thì các bạn còn có thể lựa chọn những địa điểm công cộng khác như quảng trường, công viên hoặc bất kỳ quán café gần đó. Một vài tên quán có view tốt nhất đó chính là: Namunamu Café, Memory Lounge với không gian rộng rãi, thức uống ngon, nhân viên nhiệt tình.
Tính tới thời điểm hiện nay, tại sông Hàn đã có thêm rất nhiều cây cầu khác nối hai bờ tuy nhiên sẽ chẳng thể nào có một cây cầu thứ hai đem lại nhiều xúc cảm cũng như ấn tượng sâu sắc đối với khách thăm quan hay người dân thành phố như cầu quay sông Hàn mang lại. Không quá khi nói rằng, đây chính là cây cầu mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa biểu tượng trải nghiệm của thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam.