Đến với hành trình Đà Nẵng - Hội An khách thăm quan không chỉ tham quan khu phố trang nghiêm cổ kính, nhưng lại lung linh huyền ảo, vừa rộn ràng, nhộn nhịp gợi nhớ về một phố cổ. Tuy nhiên khi ghé nơi đây Lữ khách không thể không nhắc tới món ăn hấp dẫn như cao lầu hiện nay đã được báo anh ca ngợi.
Giới thiệu
Hiện nay cao lầu là món ngon chứa đựng được cả lịch sử của phố Hội chỉ trong một tô mì, dù có nhiều nguyên liệu đem từ nước ngoài tới nhưng nét ẩm thực Việt vẫn luôn được thể hiện rõ nét.
Đến với Hội An, khách thăm quan có thể tìm thấy hàng quán trong những ngôi nhà gỗ xây kiểu Nhật Bản, các ngôi đền Trung Hoa hương khói nghi ngút hay các quán ăn, phảng phất mùi thơm, mùi gia vị và rau thơm tươi xanh.
Nguồn gốc
Cao lầu là đặc sản của phố Cổ Hội An, phản ánh sự ảnh hưởng của những làn sóng dân buôn, thương gia tới đây tìm kiếm vận may. Nguồn gốc cao lầu cũng là một chủ đề thường xuyên gây tranh cãi nhưng không ai phủ nhận những sợi mì vàng ươm mềm mại này có sự tương đồng với mì soba của Nhật Bản. Những lát thịt lợn tẩm hoa hồi, quế thơm được xào qua đặt trong tô cao lầu thì thêm phần hương vị ẩm thực Trung Hoa. Tuy vậy, khi ăn cao lầu cũng không thể thiếu các loại rau thơm, giá đỗ, và một chiếc bánh phồng tôm giòn rụm đậm chất Việt Nam.
Cao lầu là món ngon chứa đựng được cả lịch sử của phố Hội chỉ trong một tô mì, dù có nhiều nguyên liệu đem từ nước ngoài tới nhưng nét ẩm thực Việt vẫn luôn được thể hiện rõ nét.
Cách nấu Cao lầu ngon
Người dân nơi đây vẫn truyền tai nhau rằng nước dùng để ngâm gạo thơm làm cao lầu phải là nước tro, nấu củi lấy từ Cù lao Chàm. Gạo ngâm được lọc kỹ, xay thành bột, mà nước xay gạo phải được lấy từ giếng Bá Lễ ở Hội An. Giếng Bá Lễ là giếng cổ tồn tại qua nhiều thế kỷ và nổi tiếng là nơi có nguồn nước trong lành nhất. Ngoài ra, cao lầu ngon phải là những sợi mì phải được nhào và cắt bằng tay.
Những nét lãng mạn ở Hội An
Vậy khách thăm quan đến Hội An không chỉ bắt gặp với những phố cổ lung linh đèn hoa luôn ẩn chức sức hút lạ kỳ, mà đến đây Lữ khách
còn được thưởng thức những ẩm thực hấp dẫn như cao lầu. Nhất là đến Phố Cổ Hội An vào dịp trung thu này, giới trẻ se thỏa sẽ bắt gặp những nét lãng mạn ở Hội An in đậm trên từng mái ngói, những giàn hoa giấy hồng rực, hay sắc lung linh đèn lồng ngày lễ. Vào những đêm rằm, phố Hội càng trở về nét đẹp xa xưa khi mọi nẻo đường được soi sáng bởi trăng rằm và ánh đèn lồng, hoa đăng muôn màu sắc.
Hội An bắt đầu tổ chức hội rằm phố cổ vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Những dịp này, đèn lồng được treo cao trước hiên nhà cổ, thắp sáng trên hè phố, bậc thang, soi tỏ các cửa hiệu hay lấp loáng trên sông. Đặc biệt vào rằm tháng 8, lễ hội diễn ra sôi động hơn với những màn ca hát, vẽ tranh, làm đèn náo nhiệt. Không gian vừa lung linh huyền ảo, vừa rộn ràng, nhộn nhịp gợi nhớ về một Tết Trung thu cổ truyền, mộc mạc
Trôi trong dòng chảy của đèn hoa, khách thăm quan cứ đi mãi mà không cần biết mình đang lạc về đâu. Đôi khi dừng chân tại một nơi đông người, Lữ khách
hào hứng xem những trò chơi dân gian, hay xốn xang với tiếng hò Quảng, tấu tuồng, hát bài chòi vui tai.
Phố không vắng như những trưa mùa hạ chói chang, cũng không buồn như những ngày mưa rả rích. Vào ngày rằm, phố tấp nập người qua. Thế nhưng ẩn trong cái náo nhiệt đó vẫn là một Hội An trầm lắng, với nhịp sống luôn luân chuyển thư thái như chính dòng chảy của sông Hoài. Trung thu trên nhánh sông nhỏ, hàng trăm đài hoa đăng được thả trôi, mang theo niềm vui và điều ước của người dân Phố Hội và cả khách thăm quan gần xa.