hành trình Đà Nẵng – Hội An tham dự tết nguyên tiêu thường diễn ra vào ngày rằm tháng giêng âm lịch. Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm. Theo tục lệ cũ của người Trung Hoa, lễ tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, ngày xưa, vào đêm rằm đầu tiên của năm này, vua cho mời các Trạng Nguyên về kinh đô dự yến tiệc, thưởng trăng, trổ tài thơ phú trong vườn Thượng Uyển.
Thời gian
hành trình Đà Nẵng – Hội An tham dự tết nguyên tiêu thường diễn ra vào ngày rằm tháng giêng âm lịch. Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm. Theo tục lệ cũ của người Trung Hoa, lễ tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, ngày xưa, vào đêm rằm đầu tiên của năm này, vua cho mời các Trạng Nguyên về kinh đô dự yến tiệc, thưởng trăng, trổ tài thơ phú trong vườn Thượng Uyển.
Ý nghĩa
Vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, thường tiến hành nghi thức rước đèn lồng rất đẹp mắt và long trọng. Chính vì thế, tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ hội lồng đèn. Đối với cộng đồng cư dân người Hoa ở Hội An (nhất là đối với người Hoa Minh Hương, người các bang Triều Châu, Quảng Đông), tết Nguyên Tiêu không chỉ là tết thuần tuý mang thú vui thưởng nạn mà còn mang ý nghĩa tâm linh lớn lao: Cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài
Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An, đặc biệt là đối với bà con người Hoa. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu không chỉ là tết thuần tuý mang thú vui thưởng nạn mà còn mang ý nghĩa tâm linh lớn lao: Cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài. Đây còn là ngày “Thiên quan tứ phước”, ngày các quan trời ban bố phước lành cho mọi người trên thế gian, do vậy phải tổ chức cúng tế cầu an, cầu phước, đồng thời mở hội vui chơi để chuẩn bị bước vào công việc của năm mới với nhiều ước vọng, vạn sự như ý. Cũng vì thế, trong cộng đồng người Hoa ở Hội An, lễ tết này được tổ chức rất linh đình và quy mô, kéo dài từ hai đến ba ngày, quy tụ con cháu từ khắp nơi đổ về và thu hút đông đảo mọi người tham dự, trở thành một lễ hội lớn của bà con người Hoa.
Các hoạt động
Ngày xưa, cứ vào ngày 15/01 âm lịch, người Hoa thường mời thầy chùa về tụng kinh cầu an cho người sống, cầu siêu cho người đã khuất, con cháu trong bang thì mang lễ vật chay đến cúng như hoa quả, áo giấy, chè, xôi,... Vào ngày chính (ngày vía) -16/1 âm lịch, nghi lễ được tổ chức rất trang trọng và thiêng liêng. Lễ vật trong ngày vía chính gồm một con lợn quay, bôi phẩm màu đỏ đặt ở bàn lễ chính, bên cạnh có bánh bao, hoa quả, tiền giấy, hương trà. Đến giờ tế lễ (khoảng 10-11h) tất cả bà con trong bang đều tập trung về trước điện, y phục chỉnh tề cùng nhau vái lạy thánh thần, tổ tiên,... Lễ vía kết thúc khi ông trưởng bang đốt tiền, áo giấy rồi cắm một con dao lên mình con lợn. Tiếp theo là con cháu và khách lần lượt vào dâng hương, xin lộc. Sau đó, mọi người trong bang cùng khách mời ngồi vào bữa tiệc, ăn uống rất linh đình. Đến phần hội nài trò chơi múa lân, còn có những trò chơi khác như xổ số, biểu diễn du hồ, đốt pháo, ca hát,...
Tết Nguyên Tiêu cũng là ngày lễ rất quan trọng của bà con tín đồ đạo Phật (lễ Phật quanh năm, không bằng rằm tháng giêng). Vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ Adiđà, nên ở các chùa đều tập trung tổ chức lập đàn cầu Phật, tụng kinh với sự tham gia đông đảo của thiện nam, tín nữ để cúng nhương sao giải hạn, cầu mong đức Phật phù hộ. Đối với cộng đồng cư dân người Việt, ngày này tuy không được coi trọng như cư dân người Hoa, nhưng cũng được xem là ngày Tết Thượng Nguyên. Một ngày rằm đầu tiên, quan trọng trong năm. Vì thế tại các đình làng, miếu xóm và ngay ở mọi nhà đều sắm lễ hương hoa, trà, quả, bánh trái,... để cúng rằm tháng giêng.