hành trình Đà Nẵng- Mới đây, thành phố Đà Nẵng đã phát hiện nhiều hiện vật văn hóa Chăm khoảng thế kỷ II, III sau công nguyên và hiện vật thời kỳ kim khí - văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Đây là đợt khai quật di chỉ khảo cổ học do Trung tâm Trung tâm Quản lý di sản TP Đà Nẵng phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam thực hiện trên diện tích 100 m2 trong khuôn viên đình làng Khuê Bắc.
hành trình Đà Nẵng- Mới đây, thành phố Đà Nẵng đã phát hiện nhiều hiện vật văn hóa Chăm khoảng thế kỷ II, III sau công nguyên và hiện vật thời kỳ kim khí - văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Đây là đợt khai quật di chỉ khảo cổ học do Trung tâm Trung tâm Quản lý di sản TP Đà Nẵng phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam thực hiện trên diện tích 100 m2 trong khuôn viên đình làng Khuê Bắc.
Những hiện vật này chủ yếu là vật dụng sinh hoạt làm bằng gốm, đá. Trong đó có 5 rìu đá còn nguyên vẹn. Theo xác định ban đầu, những hiện vật này thuộc nền văn hóa tiền Sa Huỳnh có niên đại từ 2.500-3.000 năm. Ngoài những hiện vật thuộc nền văn hóa tiền Sa Huỳnh, tại di chỉ khảo cổ Khuê Bắc còn phát hiện hiện vật thuộc nền văn hóa Chăm Pa nằm phía trên.
Theo kết quả ban đầu của đợt khai quật này, các nhà khảo cổ học xác định các hiện vật (gốm, sứ) tại vườn đình Khuê Bắc có hai tầng văn hóa sớm muộn. Lớp trên là các hiện vật văn hóa Chăm có niên đại khoảng thế kỷ II, III sau công nguyên; lớp dưới là các hiện vật thuộc giai đoạn sơ kỳ thời kỳ kim khí - văn hóa Sa Huỳnh.
Trong đợt khai quật lần này, các nhà khảo cổ còn thu được cụm hiện vật gồm các đồng tiền xu (tiền âm dương) khả năng thuộc niên hiệu Nguyên Phong (đời Tống), muộn nhất là thời Hồng Vũ (Minh Thành Tổ) và các mảnh gốm sứ… Điều này cho thấy giai đoạn người Trung Quốc sang giao thương, làm ăn tại khu vực này vào thế kỷ 17 - 18.