Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Vài nét về làng An Hải
An Hải là một đại xã, xưa cùng với Hải Châu, Hóa Khê, Trà Kiệu, Chiên Đàn được gọi là "Quảng Nam ngũ đại xã". Ngày nay làng An Hải chia tách thành 3 phường: An Hải Đông, An Hải Tây và An Hải Bắc thuộc quận Sơn Trà. Còn thôn An Thượng cắt sát nhập cùng với làng Mỹ Thị thành phường Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Phường An Hải Tây gồm 5 thôn: An Trung, An Vĩnh, An Thuần, An Mỹ, An Thị. Phường An Hải Bắc bao gồm 5 thôn: An Nhơn, An Đồn, An Tân, An Hòa và An Cư. Phường An Hải Đông bao gồm 6 thôn: An Hiệp, An Thành, An Cư 1, An Cư 2, An Cư 3 và An Cư 4.
Đình làng An Hải sau nhiều năm tu sửa
Lễ hội đình lang An Hải được tổ chức tại làng An Hải nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, là một trong những lễ hội thường niên tiêu biểu của thành phố biển này.
Lễ hội được diễn ra với ý nghĩa gì?
Trước đây mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, dấu vết thành An Hải hầu như không còn.
Lễ hội đình làng An Hải được khôi phục năm 2000, mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người quay về một thời hào hùng ấy. Hãy luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dù trải qua bao thăng trầm biến đổi, tên đất - tên làng sẽ vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.
Nét đặc sắc của lễ hội
Cũng như những lễ hội khác của Việt Nam, lễ hội làng An Hải chia ra làm 2 phần : phần lễ và phần hội. Bắt đầu phần lễ là chương trình thỉnh văn khai mạc diễn ra trang trọng tại đình làng xung quanh đông đảo người tham dự. Kết thúc phần thỉnh văn là phần hội mà khởi đầu là cuộc thi lắc thúng - môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.
Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc.
Nếu có dịp trải nghiệm Đà Nẵng vào dịp này, đừng quen ghé thăm lễ hội nhé.