==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Là công trình kiến trúc cuối cùng mang dấu ấn của triều đình nhà Nguyễn, Lăng vua Khải Định hay Ứng Lăng có vị trí cách trung tâm thành phố Huế 10km sẽ là một điểm đến hành trình đầy ấn tượng dành cho khách thăm quan bởi nơi này chịu ảnh hưởng rất lớn của phong cách kiến trúc ngoại quốc.

Lăng vua Khải Định ở đâu?

Nếu quạn đã đi khám phá Đà Nẵng chắc cũng biết Ứng Lăng nằm trong di tích cô đô Huế tại Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Lăng Khải Định

Lăng vua Khải Định thờ phụng ai?

Đó là nơi yên giấc ngàn thu của vị vua thứ 12 của triều đình nhà Nguyễn – vua Khải Định (1885 – 1925) với tên húy là Nguyễn Phúc Tuấn. Vua Khải Định lên ngôi trị vì vào ngày 18/5/1916 và chỉ ngồi trên ngai vàng được 10 năm ngắn ngủi thì mắc trọng bệnh và qua đời vào ngày 6/11/1925.

Quá trình xây dựng

Ngay từ lúc trị vì giang sơn, ông đã có niềm đam mê về việc nghiên cứu xây dựng những công trình dinh thự, cung điện và lăng tẩm cho chính bản thân mình cùng với họ hàng hoàng tộc. Tiêu biểu đó là cửa Hiển Nhơn, điện Kiến Trung, cửa Trường An, cung An Định, cửa Trương Đức và nổi bật nhất phải kể đến là lăng Khải Định. Để thực hiện ý tưởng xây dựng lăng mộ cho bản thân mình một cách hoàn hảo nhất, ông đã mất rất nhiều thời gian trong việc tham khảo tấu chương đến từ nhiều thầy Địa lý và lựa chọn cuối cùng chính là núi Châu Chữ với vị thế tuyệt đẹp. Theo đó, lăng chính Ứng Lăng được xây trên một quả đồi thấp nằm ở vị trí phía trước, hai bên có núi Chóp Vung và Kim Sơn với ý nghĩa ‘’Tả thanh long’’ – ‘’hữu bạch hổ’’; ngoài ra còn có khe suối chảy từ trái qua phải tên Châu Ê làm ‘’thủy tụ’’ lấy tên là ‘’minh đường’’. Ngoài ra, vua Khải Định đã đổi tên núi Châu Chữ thành Ứng Sơn để rồi lăng tẩm được gọi tên theo núi là Ứng Lăng.

Vua Khải Định lên ngôi năm 1925 và tới 4/8/1920 thì lăng bắt đầu được khởi công xây dựng. 11 năm sau tức 1931 thì lăng tẩm hoàn thành. Ứng Lăng có quy mô lớn nên để có thể trang trải đủ chi phí, vua Khải Định đã quyết định tăng 30% thuế điền vì vậy mà lịch sử đã lên án gay gắt hành động này của ông.

Lăng Khải Định - Ảnh 2

Kiến trúc tổng quan Lăng Khải Định

Kiến trúc lăng Khải Định

Nếu như đem ra so sánh về diện tích lăng tẩm so với những vị vua trước đây thì Ứng Lăng có diện tích nhỏ hơn nhiều (chỉ 117m x 48,5m) thế nhưng do lối kiến trúc đột phá cộng với việc tỉ mẩn trong từng chi tiết nhỏ nên thời gian xây dựng tốn nhiều hơn bình thường. Vật liệu xây dựng lên Ứng Lăng là sắt, thép, xi măng, ngói đến từ Pháp ngoài ra đồ thủy tinh, sứ nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Xét về mặt tổng quan, lăng vua Khải Định là một hình khối chữ nhật có tổng cộng 127 bậc với sự pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc nước ngoài như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Roman, Gothique… Cụ thể những công trình nổi bật:

  • Hàng rào với hình tượng thánh giá
  • Trụ biểu stoupa (kiến trúc Phật giáo)
  • Nhà bia với trụ và vòm theo lối Roman
  • Những trụ cổng hình tháp ( ảnh hường tư Ấn Độ giáo )

Những công trình kiến trúc nổi bật

Đặt chân tới lăng Khải Định, khách thăm quan sẽ vô cùng ấn tượng với cổng chào đầy uy nghiêm với 37 bậc với rồng cuộn từ trên xuống dưới. Và trụ cổng được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo.

Lăng Khải Định - Ảnh 3

Phần cổng vào Ứng Lăng rất bề thế với rồng cuộn tại 37 bậc thang.

Lăng Khải Định - Ảnh 4

Qua phần cổng chào, các bạn sẽ đến với sân chầu Bái Đình  với những pho tượng đá hình binh lính đứng canh gác hướng mặt vào giữa sân.

Lăng Khải Định - Ảnh 5

Bia đá ghi lại cuộc đời cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước vua Khải Định

Cung Thiên Định

Bước vào trong lăng, Lữ khách sẽ dễ dàng nhận ra sự phá cách trong việc xây dựng lăng tẩm. Bên trong lăng mang giá trị nghệ thuật rất cao với sự trang trí nội thất goofm5  phần kiến trúc nối liền nhau:
Ở phía trước chính là điện Khải Thành: nơi treo chân dung vua Khải Định, hai bên tả hữu có lính gác lăng. Ngay chính giữa sẽ là mộ phần và bên trong cùng là áng vị của nhà vua.

Lăng Khải Định - Ảnh 6

Áng thờ và chân dung vua Khải Định

Tiến vào chính cung Thiên Định các bạn sẽ thấy bửu tán làm từ bê tông nặng tới 1 tấn nhưng lại mang đến cảm giác rất mềm mại, tựa như nhung lụa có thể bay phất phơ trong gió. Ngay dưới bửu tán chính là tượng vua Khải Định làm chuẩn theo kích thước của vua, đúc bằng đồng tại Pháp vào năm 1920. Toàn bộ nội thất tại chính cung đều được làm hết sức tỉ mỉ công phu ghép từ sành sứ và thủy tinh. khách thăm quan sẽ trầm trồ trước mỗi một tác phẩm đều thể hiện xuất sắc sự tài hoa của nghệ nhân thời bấy giờ. Bức bích họa Cửa Long Ẩn Vân bậc nhất Việt Nam được vẽ bởi nghệ nhân Phan Văn Tánh đã trải qua gần 1000 năm nhưng vẫn giữ được màu mực tươi nguyên.

Lăng Khải Định - Ảnh 7

Tượng vua và phần mộ 

Khám phá tiếp trong lăng, Lữ khách sẽ được chiêm ngưỡng thêm một bức tượng vua Khải Định với dáng đứng oai nghiêm đậm chất pha trộn Á Âu. Pho tượng được làm đúng theo nguyên mẫu người thực với chiều cao 1m60 với sự oai phong lẫm liệt của đại nam thiên tử nhưng phảng phất dáng dấp võ quan người Pháp.

Lăng Khải Định - Ảnh 8

Tượng đồng chân dung vua Khải Định

Tính tới thời điểm hiện nay, lăng vua Khải Định – Ưng Lăng vẫn luôn nhận được nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm thẩm mỹ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, lăng Khải Định vẫn là một điểm đến thu hút khách thăm quan khi đến với thành phố Huế mộng mơ với lối kiến trúc đột phá sáng tạo so với hệ thông lăng tẩm của nhiều vị vua trước qua các triều đại phong kiến.

Giới Thiệu Lăng vua Khải Định - Những nét độc đáo kiến trúc Huế

Giới Thiệu Lăng vua Khải Định - Những nét độc đáo kiến trúc Huế
72 7 79 151 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==