Đến Lăng Cô, khách thăm quan không chỉ đắm mình trong phong cảnh nên thơ và thích thú với bãi tắm lý tưởng mà ở đây Lữ khách còn được thưởng thức nhiều loại hải sản phong phú, quý hiếm như vẹm xanh, sò huyết, cá chình… Sò huyết Lăng Cô ngon nổi tiếng cả nước, những con sò tươi rói được mang lên, nướng trên những lò than hồng ngay tại bãi biển để khách thăm quan thưởng thức với nhiều loại gia vị, nước chấm hảo hạng.
trải nghiệm Đà Nẵng- Lăng Cô, khách thăm quan không chỉ đắm mình trong phong cảnh nên thơ và thích thú với bãi tắm lý tưởng mà ở đây Lữ khách còn được thưởng thức nhiều loại hải sản phong phú, quý hiếm như vẹm xanh, sò huyết, cá chình… Sò huyết Lăng Cô ngon nổi tiếng cả nước, những con sò tươi rói được mang lên, nướng trên những lò than hồng ngay tại bãi biển để khách thăm quan thưởng thức với nhiều loại gia vị, nước chấm hảo hạng.
Sò huyết không chỉ là hải sản ngon mà theo y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ huyết, kiện vị chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magiê và kẽm. Hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.Được các nhà hàng chế biền thành nhiều món ăn hấp dẫn đặc sắc như : tiết canh sò huyết và gỏi sò huyết.
Tiết canh sò huyết được chế biến dưới bàn tay khéo léo của người đầu bếp cùng những món gia vị cay nồng, ngọt béo không chỉ nổi tiếng ngon miệng mà còn bổ dưỡng. Sò huyết Lăng Cô nổi tiếng ngon nhất là vào tầm tháng 4 đến tháng 7, mùa biển lặng. Những con sò tươi bóng từ ghe chài được đưa vào nhà hàng, được ngâm trong nước trong để nhả hết chất bẩn.
Cách lấy huyết và chế biến kỳ công được xem là khâu quan trọng nhất quyết định sức hấp dẫn của món ngon này. Sò huyết tươi sống được chẻ ruột lấy tiết từng con trước khi chế biến. Quyết định hơn cho món ăn ngon là cách gia giảm, kết hợp nguyên liệu khi chế biến để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho món. Ngoài rau nêm ngò gai, ngò om thường thấy, tiết canh sò huyết còn ăn kèm với nước xốt mù tạt. Tươi nhưng không tanh, nồng nhưng không gắt, món mang đến cho người thưởng thức một hương vị thật lạ lẫm.
Gỏi sò huyết : được chế biến khá đơn giản. Quan trọng là phải giữ được vị ngọt đậm đà vốn có của sò huyết. Sò huyết được rửa sạch, để ráo rồi cho vào lò vi-ba chừng khoảng 3 phút. Sò vừa chín tới, vẫn còn giữ được độ tươi ngon. Người sành ăn lấy sò huyết ướp đá để sò “há miệng” thì tách thịt khỏi vỏ. Củ hành tím được xắt khoanh mỏng ướp đá cho bớt vị nồng hoặc có người thích giữ nguyên vị nồng để tăng thêm vị ngon cho món ăn. Người huế rất ưa sử dụng gừng, xả trong thức ăn nên món gỏi sò huyết cũng được bổ sung hai thứ gia vị này. Nước giấm đường pha chế sao cho có vị chua và ngọt vừa miệng. Gừng và xả xắt khoanh mỏng được trộn chung với nước giấm đường, để chừng nửa tiếng đồng hồ để tạo vị đậm đà. Thịt sò huyết được trộn với hỗn hợp nước giấm cho đều. Sau đó, người ta lót rau húng ra dĩa và để sò huyết trộn lên trên. Cho thêm vài lát ớt cắt sợi trang trí làm món ăn thêm bắt mắt. Món gỏi này được chấm với nước mắm chua ngọt. Nhưng phần lớn thực khách dùng chung với bánh tráng mè nướng như ăn kèm với hến xào ở Huế. Ăn thế này “bắt ngây” không thể dừng… Có người đến Lăng Cô chỉ để ăn món này…